Home » Sức khỏe phụ nữ » Tiền mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tiền mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

11/08/2022

Tiền mãn kinh là bước khởi đầu đánh dấu nồng độ Estrogen sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe, sắc vóc và sinh lý nữ. Vậy tiền mãn kinh có nguy hiểm hay không, dấu hiệu nào để nhận biết và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tiền mãn kinh ở phụ nữ là gì?

tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là dấu hiệu chị em đã có sự thay đổi về sức khỏe, sắc vóc và sinh lý.

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi phụ nữ mãn kinh. Nhiều người gọi tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Theo đó, đây là thời điểm buồng trứng giảm hoạt động, lượng Estrogen tiết ra ít dần, không đủ để điều hòa các hoạt động của cơ thể. Vì vậy chị em phụ nữ dễ gặp những xáo trộn về mặt tâm sinh lý, sức khỏe và sắc đẹp. Sau thời gian tiền mãn kinh, cơ thể sẽ bước sang mãn kinh, đồng nghĩa với việc mất khả năng mang thai. Đây là sự thay đổi tự nhiên và bình thường trong chu kỳ sinh sản của phụ nữ.

Thời gian tiền mãn kinh kéo dài từ 2-5 năm nhưng cũng có người dài hơn, từ 5-10 năm, tùy theo cơ địa mỗi người. Sau 40 tuổi phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tùy theo cơ địa, tiền mãn kinh ở phụ nữ có thể bắt đầu sớm hoặc muộn, những người Estrogen tiết ra ít hẳn so với mức bình thường khi chưa đến 40 tuổi gọi là tiền mãn kinh sớm.

2. Triệu chứng, dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ

Dấu hiệu tiền mãn kinh
Có nhiều dấu hiệu đánh dấu chị em đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Theo thống kê từ Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh Tp.HCM cho thấy, ngay từ tuổi 30-35, có đến ¼ chị em bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh, cụ thể:

Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
Rối loạn kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể đến sớm hoặc đến muộn, rong kinh hoặc cường kinh, thiểu kinh.
Bốc hỏa, đổ mồ hôi Nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt. Kéo dài một vài phút, có thể đổ mồ hôi, đặc biệt vào buổi đêm.
Da khô, sạm, nám Da bị tăng lão hóa, mất dần sự đàn hồi, các mô mỡ dưới da nhăn nheo, tăng sắc tố da.
Chóng mặt, choáng váng Đây là triêu chứng đi kèm trong thời gian bốc hỏa do suy giảm nội tiết tố
Khô âm đạo (khô hạn) Estrogen suy giảm, không đủ dịch nhờn để duy trì độ ẩm cho âm đạo dẫn đến khô rát âm đạo.
Tăng cân Do Estrogen làm giảm quá trình chuyển hóa chất béo, dẫn đến tăng cân, đặc biệt tăng mỡ vùng đùi, bụng, bắp tay.
Mất ngủ Thiếu hụt Estrogen có thể gây nên mất ngủ, hơn nữa do các cơn bốc hỏa về đêm khiến chị em ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, khó đi vào giấc ngủ.
Tóc khô xơ, dễ gãy rụng Tóc trở nên khô hơn, dễ gãy rụng do Estrogen làm giảm sự phát triển của nang tóc cũng như đường kính tóc.
Tâm trạng thay đổi Chị em cảm thấy nhạy cảm quá mức, hay lo lắng, cáu gắt, buồn phiền
Tăng cholesterol trong máu Tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao do Estrogen làm giảm quá trình chuyển hóa cholesterol.
Suy giảm ham muốn Không có nhu cầu gần gũi quan hệ, sợ quan hệ do Estrogen suy giảm, làm ảnh hưởng đến ham muốn.

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng tiền mãn kinh

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiền mãn kinh là do buồng trứng giảm dần sản xuất Estrogen, buộc cơ thể phải thích ứng với những thay đổi do thiếu hụt estrogen. Đây là quá trình tự nhiên do buồng trứng dần ngừng hoạt động.

Những thay đổi mà chị em gặp phải trong thời gian này đều là kết quả của việc giảm sản xuất Estrogen.

Bên cạnh đó còn một số yếu tố khiến chị em bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh sớm hơn. Trong đó bao gồm:

  • Hút thuốc lá. Phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá bắt đầu tiền mãn kinh sớm hơn phụ nữ không hút thuốc.
  • Tiền sử trong gia đình có người bị mãn kinh sớm
  • Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị có thể liên quan đến mãn kinh sớm
  • Cắt bỏ tử cung để loại bỏ tử cung. Mặc dù không còn kinh nguyệt nữa nhưng buồng trứng của bạn vẫn sản xuất Estrogen. Tuy nhiên việc phẫu thuật có thể khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn mức trung bình.

4. Ảnh hưởng của tiền mãn kinh đối với sức khỏe

Không chỉ gây ra một loạt những thay đổi về hình thể, vóc dáng, da, tóc, tinh thần, sinh lý nữ, sức khỏe của chị em phụ nữ trong thời kỳ này cũng chịu tác động đáng kể.

Ngoài bốc hỏa, đổ mồ hôi, chóng mặt, hay mệt mỏi, cáu gắt, chị em còn đối mặt với những nguy cơ như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như mỡ máu cao
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch…
  • Đau nhức xương khớp và cơ bắp
  • Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ như Alzheimer

5. Cách điều trị tiền mãn kinh hiệu quả

Để điều trị tiền mãn kinh cần xem xét mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe. Nếu các triệu chứng tiền mãn kinh trôi qua nhẹ nhàng, chị em có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt kết hợp các sản phẩm hỗ trợ bổ sung nội tiết từ thảo dược. Nếu trường hợp triệu chứng quá nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên có những phương pháp điều trị bằng thuốc.

Một số cách điều trị có thể kể đến như:

5.1. Điều trị tiền mãn kinh bằng liệu pháp hormone

điều trị tiền mãn kinh bằng liệu pháp hormone
Điều trị tiền mãn kinh bằng liệu pháp hormone.

Đây là liệu pháp thường được sử dụng trong trường hợp tiền mãn kinh bị suy giảm nội tiết tố Estrogen nghiêm trọng. Phương pháp này có ưu điểm là tăng Estrogen một cách nhanh chóng và cải thiện rõ rệt các triệu chứng tiền mãn kinh như:

  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi
  • Tâm trạng thất thường
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thường thấy khi mãn kinh

Bên cạnh tác dụng nhanh chóng, liệu pháp hormone thay thế này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
  • Tăng nguy cơ u vú, u xơ tử cung
  • Tăng huyết áp và các bệnh huyết khối
  • Quá sản nội mạc tử cung

Do đó, khi thật sự cần thiết chị em mới nên áp dụng liệu pháp hormone thay thế này. Nên bắt đầu dùng từ liều thấp nhất để hạn chế rủi ro và không làm ức chế cơ thể sản xuất Estrogen.

Chống chỉ định trong một số trường hợp:

  • Có tiền sử ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung
  • Có tiền sử huyết khối
  • Bị huyết áp cao khi chưa được điều trị
  • Bị bệnh gan

Hiện nay có nhiều dạng Estrogen tổng hợp được sử dụng:

  • Estrogen dạng viên uống
  • Estrogen dạng miếng dán da, gel, kem bôi âm đạo, vòng đặt âm đạo

Một số trường hợp có thể kết hợp estrogen và progesterone.

5.2. Dùng một số loại thuốc điều trị triệu chứng bốc hỏa

Ngoài dùng liệu pháp hormone thay thế, chị em có thể thăm khám để được chỉ định các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh như:

  • Thuốc chống trầm cảm để giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, khó chịu, giảm ham muốn
  • Clonidine: thuốc không chứa nội tiết tố, giúp giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm nhưng có thể gây khô miệng, buồn ngủ, trầm cảm, táo bón
  • Estrogen âm đạo: đưa vào âm đạo bằng viên đặt, chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen để giảm khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp hoặc một số triệu chứng tiết niệu.
  • Gabapentin (Neurontin): là thuốc điều trị co giật nhưng được chứng minh giảm các cơn bốc hỏa, phù hợp với người không sử dụng được liệu pháp hormone.

5.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống giảm khó chịu trong thời gian tiền mãn kinh

Chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh để giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh và tăng cường sức khỏe như:

  • Giảm cảm giác khó chịu ở âm đạo bằng chất bôi trơn âm đạo gốc nước
  • Ăn uống lành mạnh bằng chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc bổ sung canxi từ 1000-1200mg/ngày
  • Tránh uống rượu và caffeine nếu chúng gây ra các cơn bốc hỏa
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ
  • Nên tập thể dục từ 30 phút trở lên. Tập thể dục thường xuyên được chứng minh giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ lớn tuổi và tăng cường mật độ xương
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Giữ tinh thần thư thái, tránh căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga…

5.4. Bổ sung Estrogen từ thực vật

Nên bổ sung thực phẩm giàu estrogen thực vật
Nên cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm giàu phytoestrogen.

Bổ sung Estrogen thực vật là một trong những phương pháp được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, có cấu trúc tương tự như nội tiết tố trong cơ thể. Khi bổ sung các thực phẩm giàu Estrogen thực vật có thể giúp cơ thể có thêm nội tiết tố thực vật, từ đó cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của estrogen thực vật đối với sức khỏe, sắc vóc và sinh lý nữ.

Chị em có thể bổ sung Estrogen thực vật thông qua các loại thực phẩm như:

  • Mầm đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành
  • Hạt lanh
  • Hạt mè
  • Hạt dẻ cười
  • Hạt điều
  • Óc chó
  • Hạnh nhân
  • Tỏi
  • Đào
  • Các loại quả mọng
  • Hoa quả sấy khô
  • Lúa mì nguyên cám
  • Rau họ cải
  • Lựu
  • Đậu xanh
  • Mầm cỏ linh lăng…

Việc bổ sung Estrogen thực vật này mang đến sự an toàn, cơ thể tự đào thải khi dư thừa. Ngoài việc tăng cường Estrogen từ thực vật, trong các loại thực phẩm này còn giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, góp phần cải thiện sức khỏe cho chị em phụ nữ.

Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường nội tiết – Bổ sung Estrogen thực vật

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

 

5.5. Kết hợp sử dụng các loại thảo dược

Có rất nhiều thảo dược có thể cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh cũng như có tác dụng tăng Estrogen, giúp chị em giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, suy nhược cơ thể. Có thể kể đến như:

  • Black Cohosh: là thảo dược thuộc họ Mao lương, được chứng minh tác dụng giảm bốc hỏa. Các cơn bốc hỏa giảm dần sau 8 tuần sử dụng mỗi ngày 20mg black cohosh.
  • Chasterberry: là phương pháp điều trị bằng thảo dược truyền thống, nổi tiếng trị các bệnh phụ khoa như hội chứng tiền kinh nguyệt. Nghiên cứu chỉ ra, Chasteberry có tác dụng tăng Estrogen ở liều 0,6 và 1,2 gam/kg trọng lượng cơ thể.
  • Dầu hoa anh thảo chứa lượng lớn omega-6, giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh.
  • Cỏ ba lá đỏ giúp cải thiện các cơn bốc hỏa và cải thiện nồng độ hormone ở nữ giới. Có ít nhất 4 nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ Estrogen khi bổ sung cỏ ba lá đỏ.
  • Đương quy: trong đương quy cũng có ít nhất 2 hợp chất có hoạt tính tương tự Estrogen, giúp đều trị các triệu chứng tiền mãn kinh.
  • Sâm tố nữ: thảo dược này có chứa miroestrol và deoxymiroestrol có tác dụng bổ sung Estrogen thực vật mạnh hơn 3000 lần so với isoflavone trong mầm đậu nành.
  • Libifem chiết xuất từ hạt cỏ cà ri chứa Saponin Glycoside, có cấu trúc tương tự tiền chất của nội tiết tố, giúp tăng cường Estrogen nội sinh cho cơ thể.

6. Lưu ý đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh

lưu ý đối với phụ nữ tiền mãn kinh
Chị em cần chủ động phòng ngừa các dấu hiệu tiền mãn kinh.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tiền mãn kinh là thời kỳ chị em nào cũng phải trải qua. Thời kỳ này sẽ không quá “khủng hoảng” nếu chị em nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hợp lý.

Để vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn, chị em nên:

  • Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần
  • Nên kiểm tra các chỉ số sức khỏe trong đó có các chỉ số liên quan đến nội tiết tố
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý
  • Luôn giữ tinh thần thư thái, thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
  • Nên thăm khám và có những biện pháp điều trị khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh
  • Không nên để các triệu chứng trở nặng mới bắt đầu đi khám
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để cơ thể không bị “hụt hơi”

Trên đây là một số thông tin về thời kỳ tiền mãn kinh mà chị em nào cũng phải trải qua. Nếu có thắc mắc nào, chị em vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cáu gắt khó chịu tiền mãn kinh – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

“Gần đây tôi thấy người hay cáu gắt khó chịu, hay nổi nóng vô cớ. Lên mạng tìm hiểu được…

Lộc nhung vì sao được gọi là “thượng dược” trong Y học cổ truyền?

Trong Y học cổ truyền, Lộc nhung là một trong 4 danh dược quý hiếm, thời xa xưa chỉ dành…

TOP 14 thực phẩm tăng ham muốn cho nữ giới – Có thể bạn chưa biết

Giảm ham muốn, lãnh cảm tình dục ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 18-59. Dưới đây…

Nám da, sạm da, khô da – Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Sở hữu làn da căng bóng, trắng sáng là niềm mơ ước của tất cả chị em phụ nữ. Tuy…

Bốc hỏa, đổ mồ hôi, hồi hộp tiền mãn kinh – Giải pháp nào hiệu quả?

Theo quy luật tự nhiên, khi bước vào tuổi trung niên, nữ giới phải đối mặt với nhiều vấn đề…

Mẹo chữa khô âm đạo tại nhà – Bật mí 9 cách giúp giảm nhanh khô hạn

“Gần đây, đời sống chăn gối của vợ chồng tôi không còn mặn nồng như trước, nguyên nhân chủ yếu…

0343446699
popupn Background