Nội tiết tố Estrogen là gì? Vai trò đối với sức khỏe và sinh lý nữ
11/08/2022
Estrogen là nội tiết tố nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Tuy nhiên nội tiết tố Estrogen luôn thay đổi theo thời gian và giảm dẩn sau khi sinh cũng như khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy cụ thể Estrogen là gì, chúng có vai trò gì đối với sức khỏe nữ giới? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nội tiết tố Estrogen là gì?
Estrogen là hormone sinh dục, có ở cả nam và nữ nhưng trong cơ thể nam giới chỉ chiếm một lượng nhỏ. Trong cơ thể nữ giới, hormone này chiếm đa số và có thể coi chúng quyết định đến giới tính của phái nữ.
Nội tiết tố nữ Estrogen được sản xuất chính ở buồng trứng, một phần tuyến thượng thận, nhau thai và các mô mỡ.
Bắt đầu từ tuổi dậy thì, buồng trứng ở nữ giới bắt đầu tiết ra estrogen, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Giữa chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố Estrogen tăng cao, kích hoạt rụng trứng, sau đó Estrogen giảm dần đến cuối chu kỳ kinh nguyệt và bắt đầu tăng dần ở chu kỳ tiếp theo.
Estrogen được chia làm 3 loại chính. Trong đó:
- Estrone (E1): xuất hiện sau mãn kinh, là một dạng estrogen yếu hơn và có thể chuyển thành các dạng estrogen khác nếu cần thiết.
- Estradiol (E2): estrogen phổ biến trong thời kỳ kinh sản.
- Estriol (E3): tăng cao trong thời kỳ mang thai, giúp tử cung phát triển và chuẩn bị cho cơ thể sinh nở. Estriol đạt đỉnh ngay trước khi sinh.
Estrogen sẽ thay đổi trong suốt giai đoạn cuộc đời. Estrogen đạt đỉnh vào năm 30 tuổi sau đó bắt đầu giảm dần nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
2. Vai trò của Estrogen đối với sức khỏe và sinh lý nữ
Estrogen được ví như “nhạc trưởng”, điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể như sinh sản, sức khỏe, sinh lý nữ. Cụ thể:
- Phát triển bộ phận sinh dục: chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển liên tục của giải phẫu sinh sản, bao gồm tử cung và âm đạo.
- Chịu trách nhiệm phát triển mô ngực, lông mu, lông nách khi dậy thì
- Tạo đường cong cho cơ thể nữ giới
- Giúp da dẻ căng bóng, minh màng, đàn hồi
- Duy trì chu kỳ kinh nguyệt, chịu trách nhiệm hình thành lớp niêm mạc tử cung để đón trứng
- Phát triển xương, điều chỉnh các phản ứng trong xương để ngăn mất xương gây loãng xương
- Duy trì sức khỏe tim mạch: giảm viêm và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch
- Cải thiện tâm trạng: tác động đến cấu trúc não bộ, đặc biệt tác động đến việc sản sinh serotonin, chất hóa học giúp cân bằng tâm trạng.
3. Dấu hiệu khi bị rối loạn nội tiết tố
Có 2 trường hợp khi bị rối loạn nội tiết tố Estrogen là tăng Estrogen và suy giảm Estrogen. Các dấu hiệu do suy giảm nội tiết tố hoặc tăng nội tiết tố quá mức cụ thể như sau:
Tăng Estrogen | Suy giảm Estrogen | |
Nguyên nhân | Hệ thống kiểm soát nội tiết tố bị rối loạn hoặc tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn | Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc cắt bỏ buồng trứng |
Dấu hiệu | Tăng cân quanh hông, eo đùi
Máu kinh ra ít hoặc quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt Có các triệu chứng khó chịu hơn khi vào giai đoạn tiền kinh nguyệt Có các khối u vú nhưng chưa phải ung thư U xơ cổ tử cung Mệt mỏi Giảm ham muốn Lo lắng, trầm cảm |
Rối loạn kinh nguyệt
Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm Rối loạn giấc ngủ Giảm ham muốn tình dục Khó chịu, bứt rứt người Da khô, sạm, nám Đau nửa đầu Khô hạn |
Hệ quả | Tăng nguy cơ béo phì
Tăng nguy cơ ung thư vú, u xơ cổ tử cung |
Tăng nguy cơ loãng xương
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch Tăng nguy cơ teo âm đạo |
Do đó, trong trường hợp bị rối loạn nội tiết tố, chị em không nên chủ quan, cần thăm khám để có biện pháp khắc phục.
4. Cách kiểm tra nồng độ Estrogen
Để biết cơ thể đang thừa hay thiếu hụt Estrogen, chị em có thể kiểm tra theo 3 cách:
- Kiểm tra qua đường nước bọt
- Kiểm tra bằng nước tiểu trong vòng 24 giờ
- Xét nghiệm máu để phân tích sinh hóa máu
Trong đó, Estrogen cao cho thấy:
- Nếu E1 và E2 cao có thể trẻ bị dậy thì sớm hoặc có khối u trong buồng trứng ở trẻ em gái và phụ nữ
- Đối với nam giới, nếu E1 và E2 tăng cao có thể báo hiệu dậy thì muộn, có khối u trong tinh hoàn hoặc bị nữ hóa tuyến vú.
- Ngoài ra, E1 và E2 tăng cao có thể gặp phải cường giáp, xơ gan, khối u trong tuyến thượng thận.
- Đối với phụ nữ mang thai, E3 tăng cao có thể sớm chuyển dạ.
Estrogen thấp cho thấy:
- Mãn kinh tự nhiên
- Mức độ hormone tuyến yên tấp
- Buồng trứng hoạt động kém
- Không mang thai (khi nồng độ Estriol giảm)
- Hội chứng Turner (tình trạng di truyền do nhiễm sắc thể X bất thường hoặc bị thiếu)
Ngoài ra, các bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm khác để chẩn đoán đúng tình hình như hormone kích thích nang trứng FSH, hormone hoàng thể LH.
5. Cách điều trị rối loạn nội tiết tố Estrogen
Có nhiều cách để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố như tăng nội tiết tố hoặc suy giảm nội tiết tố nữ. Mỗi trường hợp lại có cách điều trị khác nhau.
Trong đó:
5.1. Điều trị tăng Estrogen ở nữ giới
Việc điều trị estrogen tăng cao phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Đối với nguyên nhân không do bệnh lý, các bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống. bạn có thể tham khảo:
- Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm như các loại hoa quả, rau xanh, ngũ cốc
- Bổ sung đậu nành, hạt lanh, các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn
- Bổ sung omega-3 trong chế độ ăn uống
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Giảm căng thẳng
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá
- Tránh các thực phẩm bổ sung có thể làm tăng estrogen trong máu.
Nếu Estrogen cao do thuốc hoặc chất bổ sung chị em nên thăm khám để bác sĩ tư vấn các lựa chọn thay thế. Không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có yêu cầu.
Các bác sĩ có thể kê đơn một dạng hormone giải phóng hormone luteinizing tổng hợp để ngăn chặn buồng trứng sản xuất Estrogen.
Ngoài ra có thể kê đơn thuốc ức chế men aromatase, enzyme cơ thể dùng để chuyển đổi nội tiết tố androgen thành estrogen.
Trường hợp mắc ung thư nhạy cảm với estrogen, các bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
5.2. Điều trị suy giảm nội tiết tố Estrogen
Tương tự như trường hợp tăng Estrogen, các bác sĩ có thể đề cập đến 2 hướng, từ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc trong trường hợp suy giảm nặng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cụ thể:
5.2.1. Áp dụng liệu pháp Estrogen
Trường hợp suy giảm estrogen dẫn tới nguy cơ mất xương, tăng bệnh lý tim mạch, có thể thăm khám để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ FDA, phụ nữ nên dùng liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất có thể.
Các liệu pháp Estrogen được áp dụng như:
- Estrogen đường miệng
- Estrogen dán tại chỗ
- Estrogen qua đường âm đạo
- Estrogen đường tiêm
Tuy nhiên liệu pháp estrogen này chỉ được khuyến khích trong 1-2 năm do chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
5.2.2. Bổ sung Estrogen từ thực vật (Phytoestrogen)
Bổ sung các thực phẩm có chứa phytoestrogen, là các estrogen có nguồn gốc thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm có chứa phytoestrogen giúp giảm triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đồng thời tăng cường sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và độ đàn hồi của da.
Thực phẩm có chứa Phytoestrogen như:
- Các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu xanh, đậu phộng)
- Hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt mè, óc chó, hạnh nhân…)
- Quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất…)
- Trái cây (mận, lê, táo, nho, quả mọng…)
Ngoài ra chị em có thể bổ sung các loại thảo dược giúp kích thích cơ thể sản xuất Estrogen tự nhiên. Phương pháp này ưu điểm hơn bổ sung Estrogen có nguồn gốc thực vật ở chỗ chúng trực tiếp kích thích cơ thể sản xuất Estrogen nội sinh. Còn Estrogen thực vật chỉ cung cấp một lượng hoạt chất có cấu trúc tương tự Estrogen mà không làm thay đổi nồng độ Estrogen tự nhiên trong cơ thể.
Các thảo dược kích thích sản xuất Estrogen nội sinh như:
- Cỏ cà ri
- Cỏ ba lá đỏ
- Black cohosh
Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường nội tiết – Bổ sung Estrogen thực vật
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
5.2.3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học
Để cải thiện nồng độ Estrogen cần cải thiện một cách toàn diện, không chỉ đường uống, đường ăn khi cần thiết mà còn điều chỉnh cả lối sống khoa học như:
- Hướng tới trọng lượng cơ thể ở mực ổn định. Thiếu hay thừa cân đều tác động đến nồng độ Estrogen
- Tập thể dục vừa phải, nếu tập quá sức có thể làm giảm lượng Estrogen trong cơ thể
- Giảm căng thẳng để điều hòa hormone trong hệ thống sinh sản
- Ngủ đủ giấc để các hormone trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. Thông thường nên ngủ đủ giấc, từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
6. Lưu ý từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, nội tiết tố Estrogen đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chị em cần quan tâm đến nồng độ Estrogen trong cơ thể ngay khi có dấu hiệu rối loạn. Bởi nếu không chủ động cải thiện, Estrogen có thể tác động đến tim mạch, xương khớp và sinh lý nữ.
Vì vậy, chị em nên:
- Chủ động thăm khám và bổ sung Estrogen kịp thời
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ
- Ngủ đủ giấc
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Giữ tinh thần thoải mái, thư thái
Các đối tượng như phụ nữ sau sinh, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh mãn kinh, phụ nữ được chẩn đoán có khối u nên thận trọng với tình trạng suy giảm nội tiết tố.
Trên đây là một số thông tin về nội tiết tố Estrogen chị em nên chú ý. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Estrogen suy giảm cảnh báo dấu hiệu tiền mãn kinh – Chị em chú ý
- Xem ngay Top 10+ cách tăng Estrogen tự nhiên không phải ai cũng biết
- Suy giảm Estrogen có phải dấu hiệu yếu sinh lý nữ – 99% chị em chưa hiểu rõ