Nám da nên ăn gì và kiêng gì cho hết? Chuyên gia mách bạn
29/11/2022
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe làn da, đặc biệt đối với làn da bị nám, sạm. Chúng không chỉ giúp làm mờ vết nám mà còn cung cấp chất dinh dưỡng để tái tạo da từ sâu bên trong. Tuy nhiên nhiều chị em chưa nắm được nám da nên ăn gì và kiêng gì, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho chị em các thực phẩm cần thiết và nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày.
1. Chế độ dinh dưỡng có giảm nám da không?
Chế độ dinh dưỡng của bạn có ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da bởi làn da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, che phủ toàn bộ cơ thể. Khi chúng ta ăn, một lượng lớn chất dinh dưỡng sẽ đi muôi dưỡng các tế bào da. Điều này đồng nghĩa với việc nạp các thực phẩm ít dinh dưỡng, da sẽ nhận được ít dưỡng chất để phục hồi.
Ngược lại, khi bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin, kẽm, canxi, magie, mangan và các chất dinh dưỡng tốt cho da, làn da sẽ trở nên khỏe mạnh, nhiều sức sống hơn. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe làn da, đặc biệt đối với tình trạng nám da, tàn nhang, tăng sắc tố da.
Đối với tình trang nám da, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Khi các tế bào da bị căng thẳng do tiếp xúc với ánh sáng, môi trường độc hại, mất cân bằng nội tiết tố hay nhiễm trùng thì việc thực hiện một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe làn da có thể giảm tác động của những yếu tố này. Vậy nám da nên ăn gì và kiêng gì?
2. Thực phẩm nào tốt cho nám da? Nám da nên ăn gì?
Có nhiều loại thực phẩm giảm nám da, sam da. Bạn có thể đưa các thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống của mình như:
2.1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Nghiên cứu cho thấy, vitamin C hay axit ascorbic là vitamin hòa tan cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển, sửa chữa và duy trì các mô khác nhau của cơ thể. Trên tạp chí Da liễu Quốc tế cũng chỉ ra, việc sử dụng kem có chứa axit ascorbic 5% trong vòng 16 tuần có thể cải thiện tình trạng nám da mà không có tác dụng phụ nào.
Do đó, chị em có thể giảm nám da, tàn nhang, sạm da bằng các loại thực phẩm giàu vitamin C như:
Trái cây họ cam quýt như cam, nước ép cam, bưởi, chanh
- Ớt
- Dâu tây
- Bông cải xanh
- Cải brucxen
- Khoai tây
Người lớn từ 19-64 tuổi cần 40mg vitamin C mỗi ngày. Vitamin này không được cơ thể lưu trữ nên cần nạp thường xuyên trong chế độ ăn.
2.2. Giảm nám da nhờ vitamin E
Vitamin E là vitamin tan trong chất béo. Chúng có khả năng trung hòa các gốc tự do được hình thành do kết quả của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vitamin E cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh.
Việc bổ sung vitamin E kết hợp vitamin C, A cùng các loại thuốc như flavonoid như procyanidin trong 8 tuần cho thấy giảm các vết nám biểu bì.
Các thực phẩm có chứa vitamin E như:
- Dầu hạt cải
- Dầu hướng dương
- Dầu đậu nành
- Dầu ngô
- Dầu oliu
- Các loại hạt và hạt giống
- Lúa mì (trong các loại ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc)
Vitamin E được cơ thể lưu trữ, do đó bạn chỉ cần nạp một lượng vừa đủ cho cơ thể. Lượng vitamin E khuyến cáo với nam giới là 4mg, nữ giới là 3mg mỗi ngày.
2.3. Giúp da khỏe mạnh giảm nám nhờ thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A cũng là vitamin tan trong chất béo, giúp hình thành và duy trì làn da khỏe mạnh. Các dẫn xuất của vitamin A được gọi là axit retinoid có thể cải thiện tình trạng nám sau 24 tuần.
Các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho da như:
- Phô mai
- Trứng
- Cá có dầu như cá hồi, trứng cá muối
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Gan và các sản phẩm từ gan (chỉ nên nạp một lượng vừa phải)
- Khoai lang
- Cải xoăn
- Cà rốt
- Ớt đỏ ngọt
- Rau bina
- Xà lách
- Xoài
- Dưa vàng
- Bưởi đổ
- Dưa hấu
- Đu đủ
- Mơ
- Cam quýt
- Ổi
- Chanh dây…
Lượng vitamin A vừa đủ cho người lớn từ 19-64 tuổi, đối với nam giới là 700 microgam, nữ giới là 600 microgam.
2.4. Tăng cường chất chống oxy hóa giảm nám da
Chất chống oxy hóa có tác dụng giảm giảm mức độ nguy hại của tia cực tím, giảm tình trạng viêm, phù nề, ban đỏ, tổn thương DNA và các phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ngăn ngừa sản xuất melanin mà không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của tế bào.
Theo đó, chất chống oxy hóa không chỉ ngăn ngừa tình trạng nám, sạm da mà còn phục hồi các tế bào da bị tổn thương, giúp cải thiện da từ sâu bên trong.
Các thực phẩm chống oxy hóa giảm nám da, tàn nhang như:
- Sô cô la đen
- Hồ đào
- Việt quất
- Dâu tây
- Actiso
- Mâm xôi
- Cải xoăn
- Bắp cải đỏ
- Đậu
- Củ cải đường
- Cải bó xôi
Thử ngay Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ giảm sạm da, khô da, nám da
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
2.5. Nám da nên ăn các thực phẩm chứa omega-3
Omega-3 giúp thúc đẩy thành phần axit béo trong da. Chúng giúp da trở nên mềm mại hơn, đàn hồi và giảm tình trạng viêm, đồng thời giảm tác động của ánh nắng mặt trời đối với làn da nhạy cảm.
Bên cạnh đó, các tác dụng chính của omega-3 đối với sức khỏe làn da như:
- Giảm viêm
- Làm chậm quá trình lão hóa da
- Giảm tình trạng vảy nến, duy trì độ ẩm cho da
- Giảm tình trạng mụn trứng cá
- Làm trắng da, kiểm soát nồng độ melanin gây nên các mảng sậm màu trên da
Nghiên cứu chỉ ra, DHA (một dạng omega-3) có thể làm giảm sản xuất melanin, từ đó giúp da sáng màu hơn.
Các thực phẩm giàu omega-3 như:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá chẽm
- Cá trích
- Hàu
- Cá mòi
- Tôm
- Rong biển, tảo biển
- Hạt chia
- Hạt gai dầu
- Hạt lanh
- Óc chó
- Mầm lúa mì
- Quả bơ
3. Nám da nên kiêng gì để da sáng khỏe?
Một số thực phẩm có thể làm tăng nặng tình trạng nám, khiến các vết nám càng hiện rõ hơn. Do đó, khi bị nám da, chị em nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm sau:
- Sữa, các chế phẩm từ sữa sử dụng nhiều có thể kém tiêu hóa, dẫn đến làn da trở nên kém sắc
- Đường có trong bánh, kẹo, bánh rán, nước ngọt, nước tăng lực có chỉ số đường cao, gây viêm
- Đồ chiên rán, thức ăn nhanh góp phần khiến da bị xỉn màu
- Rượu: mất nước tự nhiên trong tế bào, khiến da khô, yếu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Muối chứa nhiều natri, ăn nhiều có thể khiến da khô, mất nước, sau đó da tăng sản xuất dầu để làm ẩm, từ đó gây vi khuẩn, mụn
- Thực phẩm cay: tăng nhiệt, gây viêm
- Cà phê và các sản phẩm chứa caffeine: tăng hormone căng thẳng cortisol, từ đó gây ra các tình trạng nghiêm trọng về da
4. Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng cho người bị nám da
Chị em khi bị nám ngoài các loại thực phẩm trong chế độ ăn cần lưu ý đến liều lượng cũng như kiểm tra tổng thể để xem vấn đề nám da của mình do đâu.
Để có một làn da chắc khỏe, giảm sạm nám, chị em có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Nên thăm khám để kiểm tra tình trạng da cũng như làm xét nghiệm máu. Đôi khi việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến da trở nên kém sắc, tối màu hơn.
Bước 2: Nếu đang mang thai nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đây cũng là thời kỳ chị em dễ bị nám nhất do “nám da thai kỳ”. Sau thời kỳ này có thể gặp nám da sau sinh.
Bước 3: Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng. Không nên nạp quá nhiều các vitamin và khoáng chất. Nên tìm hiểu liều lượng mỗi ngày để điều chỉnh.
Bước 4: Chế biến các món ăn dưới dạng thô nhất. Ví dụ đối với các loại rau và hoa quả nên chế biến salad để giữ lại tối đa vitamin.
5. Lưu ý khi áp dụng chế độ dinh dưỡng trị nám da
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe làn da cũng như ngăn ngừa những tổn thương trên da như các vết nám da, sạm da, tàn nhang, tăng sắc tố da. Do đó, chị em nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện.
Ngoài ra, trong quá trình áp dụng các thực phẩm tốt cho da cần chú ý:
- Cân bằng đầy đủ các nhóm chất, từ chất xơ, tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất
- Nên lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lựa chọn cách chế biến đơn giản, tránh chiên rán, xào nhiều dầu mỡ hoặc cho nhiều đường, muối
- Nên ăn đúng giờ, đúng bữa
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ngoài cách ăn, bạn có thể ép lấy nước uống hoặc chế biến theo nhiều cách đa dạng
Trên đây là một số thông tin về nám da nên ăn gì và kiêng gì, nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM:
- Nám da sau sinh bao lâu thì hết? Nỗi lo của chị em phụ nữ
- Gợi ý 10+ cách chữa nám da tại nhà không thể bỏ qua
- Nám da có liên quan đên giai đoạn tiền mãn kinh không?