Mất ngủ tiền mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
11/08/2022
Mất ngủ tiền mãn kinh là một trong những dấu hiệu chị em phụ nữ thường gặp khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Thời gian này chị em cảm thấy ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu, lâu dần dẫn đến mất ngủ. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì, có những dấu hiệu đi kèm nào, cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Mất ngủ tiền mãn kinh là gì?
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn và thức giấc về đêm. Đây là tình trạng phổ biến thời kỳ tiền mãn kinh, kéo dài sang cả thời kỳ mãn kinh.
Theo thống kê, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ. Trên thực tế, có tới 60% chị em sau mãn kinh bị mất ngủ. Cụ thể, theo Nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ trên toàn quốc (SWAN), tỷ lệ rối loạn giấc ngủ rất phổ biến với:
- 16-42% ở tuổi tiền mãn kinh
- 39-47% quanh thời gian mãn kinh
- 35-60% sau mãn kinh
Mất ngủ không chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
2. Triệu chứng mất ngủ thời kỳ mãn kinh
Các triệu chứng mất ngủ thường không rõ ràng, chị em khó cảm nhận được bởi cơ địa mỗi chị em sẽ cảm thấy khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào một số dấu hiệu dưới đây chị em có thể nắm được mình có đang bị mất ngủ hay không:
- Mất 30 phút hoặc lâu hơn để đi vào giấc ngủ
- Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, tình trạng này kéo dài 3 đêm trở lên/tuần
- Thức dậy quá sớm
- Thức dậy nửa đêm, khó ngủ lại
- Không cảm thấy được thoải mái, sảng khoái sau khi thức dậy
- Luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải suốt cả này
- Thường xuyên lo lắng về giấc ngủ
Theo thời gian, tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như:
- Thường xuyên lo lắng, cáu kỉnh, căng thẳng
- Khó tập trung
- Khó nhớ mọi thứ, khó có thể tiếp tục công việc
- Có thể mắc nhiều lỗi hơn, thậm chí các lỗi lặp lại
- Tăng các cơn đau đầu
- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng
3. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ tiền mãn kinh
Nghiên cứu chỉ ra mất ngủ và tiền mãn kinh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Suy giảm nội tiết tố giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ đồng thời các triệu chứng đi kèm như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm tiền mãn kinh hay việc dùng thuốc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cụ thể:
3.1. Mất ngủ do suy giảm nội tiết tố
Suy giảm nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trong đó có 2 hormone chính tác động đến giấc ngủ:
Progesterone giúp an thần, giảm lo âu, tuy nhiên khi progesterone suy giảm sẽ khiến khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và hay lo lắng khi đi vào giấc ngủ.
Estrogen ảnh hưởng đến cấu trúc giấc ngủ, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của norepinephrine, serotonin và chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tới mô hình giấc ngủ. Ngoài ra, Estrogen còn điều chỉnh thân nhiệt, vào ban đêm giữ nhiệt độ cơ thể ở mức thấp.
Theo đó, khi nội tiết tố Progesterone và Estrogen suy giảm sẽ làm tăng tỉ lệ mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh.
3.2. Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến chị em thường xuyên bị mất ngủ. Các cơn bốc hỏa nóng bừng, đổ mồ hôi đêm đôi khi ướt đẫm áo, đệm làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng thức giấc thường xuyên. Cơ thể phải mất thời gian để ngủ lại khiến giấc ngủ bị phân mảnh, không còn sâu giấc như trước.
Hơn nữa, tâm lý sẽ gặp phải các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi vào ban đêm cũng khiến chị em mang theo “nỗi sợ” này vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc.
3.3. Giảm Melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ thức
Melatonin là hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ thức của cơ thể, giúp duy trì giấc ngủ của con người. Chúng đặc biệt quan trọng khi bắt đầu đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, càng có tuổi, nồng độ Melatonin càng giảm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Đó là lý do vì sao rất nhiều trường hợp người già bị mất ngủ.
Đã có một số bằng chứng chỉ ra có mối liên hệ giữa suy giảm Melatonin và thời kỳ mãn kinh. Theo đó, khi so sánh nồng độ Melatonin thời kỳ sau khi mãn kinh thấy ít hơn hẳn so với thời kỳ tiền mãn kinh. Như vậy, sự suy giảm Melatonin này sẽ kéo dài từ giai đoạn chị em bắt đầu tiền mãn kinh cho tới khi mãn kinh, thậm chí kéo dài hơn.
3.4. Ảnh hưởng từ sức khỏe tinh thần
Đối với nhiều người, tiền mãn kinh đánh dấu một sự thay đổi lớn với cơ thể người phụ nữ. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy chị em bắt đầu già đi. Cùng với các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh, sức khỏe tinh thần của chị em bị tác động như lo lắng, bồn chồn, trầm cảm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nghiên cứu chỉ ra, rối loạn tâm trạng như lo lắng, trầm cảm liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Khó đi vào giấc ngủ sẽ sinh ra lo lắng, cáu kỉnh, ngủ không đủ giấc và trầm cảm. Ngược lại, một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm chính là mất ngủ.
4. Mất ngủ kéo dài bao lâu?
Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi những ảnh hưởng của thời kỳ tiền mãn kinh đối với sức khỏe sắc đẹp và sinh lý nữ là quá lớn.
Mất ngủ kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi người sẽ trải qua thời tiền mãn kinh – mãn kinh khác nhau. Một số sẽ cảm thấy các triệu chứng kéo dài và dữ dội hơn những người khác.
Do đó, có những chỉ em thậm chí rất ít khi bị mất ngủ, nhưng có những chị em bị mất ngủ kéo dài trong một vài năm, có chị em tình trạng này trở thành mạn tính, mất ngủ kéo dài nhiều năm về sau.
Do đó, điều quan trọng là phải giải quyết được các yếu tố gây ra mất ngủ.
5. Điều trị chứng mất ngủ tiền mãn kinh
Đối với chứng mất ngủ trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh do suy giảm nội tiết tố, cách điều trị chủ yếu là sử dụng các loại thuốc hormone với mục tiêu cân bằng nồng độ Estrogen Progesterone trong cơ thể cũng như giảm bốc hỏa để giấc ngủ được dễ dàng hơn. Ngoài ra có thể kết hợp một số loại thuốc và thay đổi lối sống. Cụ thể:
5.1. Dùng liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone là phương pháp điều trị đầu tay cho các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh bao gồm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và mất ngủ.
Liệu pháp hormone Estrogen này bao gồm Estrogen được bào chế dưới dạng viên uống, miếng dán da, kem bôi âm đạo hoặc kết hợp với Progesterone đối với phụ nữ vẫn còn tử cung.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của liệu pháp hormone đối với giấc ngủ ở phụ nữ, nhất là chị em gặp phải các triệu chứng rối loạn vận mạch như bốc hỏa, đổ mồ hôi làm gián đoạn giấc ngủ.
Ngoài Estrogen, chị em có thể dùng Progesterone để giúp giấc ngủ sâu hơn. Khi kết hợp Progesterone và Estrogen ngăn chặn kích thích Estrogen của niêm mạc tử cung.
5.2. Dùng thuốc điều trị trầm cảm giảm mất ngủ
Trường hợp không nghiêm trọng hoặc không muốn sử dụng liệu pháp hormone, hoặc có những dấu hiệu trầm cảm gây mất ngủ, chị em có thể sử dụng các loại thuốc điều trị chứng trầm cảm ở liều thấp.
Các loại thuốc chống trầm cảm có thể sử dụng như:
- Fluoxetine (Prozac)
- Paroxetine (Brisdelle, Paxil)
- Venlafaxine (Effexor)
- Bazedoxifene (Duavee). Loại thuốc này đã được chứng minh làm tăng chất lượng giấc ngủ.
Bốc hỏa, mất ngủ về đêm – Đừng lo đã có Hồi xuân Tâm Bình
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
5.3. Giảm mất ngủ tiền mãn kinh bằng Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (CBT-I) giúp chị em loại bỏ những suy nghĩ và hành động tiêu cực để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Liệu pháp này có hiệu quả ngang bằng hoặc hơn các loại thuốc ngủ. Ngoài ra, liệu pháp còn tác động đến hành vi khiến bạn ngủ không sâu và ngon giấc bằng các chiến lược:
- Kiểm soát kích thích: loại bỏ yếu tố khiến tâm trí khó ngủ như đặt báo thức giờ đi ngủ và thức dậy, tránh ngủ trưa quá lâu, chỉ sử dụng giường để ngủ…
- Kỹ thuật thư giãn: tập các bài thư giãn cơ, phản hồi sinh học, thở sâu trước khi ngủ, kiểm soát được nhịp thở, nhịp tim, cơ bắp và tâm trạng để thư giãn.
- Hạn chế ngủ: Giảm thời gian nằm trên giường, tránh ngủ trưa vào ban ngày
- Liệu pháp ánh sáng: Nếu ngủ quá sớm hoặc thức dậy quá sớm có thể kéo rèm phòng kín để tạo cảm giác không gian tối dễ ngủ hơn
5.4. Dùng các loại thuốc trị mất ngủ
Ngoài các biện pháp trên, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị mất ngủ để giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn. Một số loại thuốc bao gồm:
- Eszopiclone (Lunesta)
- Ramelteon (Rozerem)
- Zaleplon (Sonata)
- Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo, Zolpimist)
Tuy nhiên các loại thuốc này có tác dụng phụ như gây ra nhàm chán, buồn tẻ vào ban ngày, tăng nguy cơ ngã và có thể hình thành thói quen phụ thuộc thuốc. Do đó, chỉ sử dụng thuốc trị mất ngủ khi được chỉ định.
6. Lời khuyên từ chuyên gia khi bị mất ngủ tiền mãn kinh
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, phụ nữ khi “đến tuổi” sẽ không tránh khỏi tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên cũng có nhiều chị em vẫn giữ được giấc ngủ trọn vẹn bởi họ biết cách điều chỉnh giấc ngủ kết hợp với lối sống của mình.
Bên cạnh việc dùng thuốc, chị em nên:
- Mặc quần áo thoải mái, chất liệu bằng sợi tự nhiên
- Giữ phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng hoặc treo các loại tinh dầu để thư giãn
- Tránh một số loại thực phẩm gây nóng, kích thích trước khi đi ngủ
- Duy trì lịch ngủ đều đặn
- Không xem ti vi, điện thoại, ăn uống, đọc sách trên giường nhiều
- Tập thể dục thường xuyên nhưng cách xa thời điểm đi ngủ
- Tránh caffeine, rượu, nicotin hoặc các loại trà đặc gây mất ngủ
- Tránh ngủ trưa quá lâu khiến bạn không ngủ ngon vào ban đêm
- Nên đi tiểu trước khi ngủ hoặc không uống quá nhiều nước trước khi ngủ dẫn đến đi tiểu đêm.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh chị em có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Cách tăng Estrogen tự nhiên giúp chị em bổ sung nội tiết tố, an tâm ngủ ngon
- Yếu sinh lý nữ có nguy hiểm không? Chị em tham khảo
- Tiền mãn kinh – Thời kỳ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe chị em