Home » Tư vấn sức khỏe » Tinh chất mầm đậu nành – Công dụng với sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ

Tinh chất mầm đậu nành – Công dụng với sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ

12/01/2023

Mầm đậu nành mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Đây được coi là bí quyết giúp duy trì sức khỏe và nhan sắc cho phái đẹp, đặc biệt trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

1. Tinh chất mầm đậu nành là gì?

Tinh chất mầm đậu nành là dạng bào chế của mầm đậu nành (đậu tương). Trải qua quá trình chiết xuất, cô đặc, loại bỏ tạp chất và làm giàu hoạt chất, chế phẩm trở nên giá trị hơn nhiều lần so với nguyên liệu thô.

tinh chất mầm đậu nành

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, mầm đậu nành có tác dụng tốt trong việc cải thiện nồng độ estrogen của nữ giới nhờ hoạt chất isoflavone dồi dào. Sử dụng mầm đậu nành được cho là biện pháp bổ sung nội tiết tố tự nhiên an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sử dụng trực tiếp mầm đậu nành hoặc bột mầm đậu nành để bổ sung isoflavone, thì đòi hỏi sẽ phải sử dụng một lượng đậu nành rất lớn; đồng thời khả năng hấp thu của cơ thể cũng bị hạn chế. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tinh chế ra tinh chất mầm đậu nành để đạt được hiệu quả cao và đem lại sự tiện lợi, an toàn khi sử dụng.

2. Thành phần của tinh chất mầm đậu nành

Thành phần chính mang lại giá trị lớn nhất cho tinh chất mầm đậu nành là hoạt chất isoflavone. Hoạt chất này có cấu trúc phân tử tương tự nội tiết tố estrogen trong cơ thể. So với estrogen tổng hợp, estrogen từ mầm đậu nành có sự khác biệt là khả năng tự đào thải khi dư thừa và ít gây tác dụng phụ.

Bên cạnh hoạt chất Isoflavone, mầm đậu nành còn là chế phẩm giàu protein, chứa các axit amin thiết yếu cơ thể cần. Cụ thể, trong 100g đậu nành chứa:

  • Năng lượng: 446 kcal
  • Protein: 36,4g
  • Lipid: 19,49g trong đó: acid béo no 2,88g; acid béo không no 4,4g
  • Glucid: 30,16g (chất xơ 9,30g; đường 7,33g)
  • Nước: 8,54g
  • Acid amin: có tới 18 loại acid amin trong đó đủ 9 loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể: Lysine, Histidine, Threonine, Methionin, Valine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tryptophan
  • Vitamin: Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin C, biotin, Niacin, Acid pantothenic, Vitamin K, Vitamin D, Vitamin E
  • Khoáng chất: K, Ca, P, Mg, Fe, Zn, Cu, Mn, Co, D, Se, Na, I2…

3. TOP 10 công dụng tuyệt vời của mầm đậu nành – Bí quyết trẻ đẹp cho chị em tiền mãn kinh, mãn kinh

Mầm đậu nành là sản phẩm nội tiết được nữ giới sử dụng nhiều nhất trong chăm sóc sức khỏe tiền mãn kinh và mãn kinh. Dưới đây là các công dụng tuyệt vời của chế phẩm này:

công dụng của mầm đậu nành

3.1 Bổ sung và cân bằng nội tiết tố

Tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 16; các chuyên gia đã khẳng định hiệu quả của mầm đậu nành. Trong đó đặc biệt là tác dụng bổ sung estrogen cho những phụ nữ có nguy cơ rối loạn hoặc suy giảm nội tiết tố nữ. Điển hình các đối tượng đó là: phụ nữ sau tuổi 30, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

3.2 Tác dụng của mầm đậu nành: Hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh

Estrogen được ví như nguồn nhựa sống, giúp nữ giới duy trì sức khỏe, nhan sắc và khả năng sinh lý. Sự suy giảm nội tiết tố estrogen là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề. Điển hình như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, cáu gắt, thừa cân, da khô nám, khô hạn…

Việc sử dụng tinh chất mầm đậu nành làm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các vấn đề trên. Từ đó giúp chị em vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn.

3.3 Bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào

Đậu nành là thực vật họ Đậu, có nguồn gốc từ vùng Đông Á. Từ xa xưa, hạt đậu nành đã trở thành thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của người dân châu Á. Sau này, ở các nước phương Tây, việc sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng trở nên rất phổ biến và được ưa chuộng.

Mầm đậu nành có thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho con người.

3.4 Mầm đậu nành giúp hỗ trợ giảm cholesterol

Trong nghiên cứu “Protein, isoflavones và sức khỏe tim mạch” của Ủy ban dinh dưỡng thuộc Hiệp Hội Tim mạch Mỹ; đăng trên tạp chí Circulation, các nhà khoa học cho biết: Protein trong đậu nành được phân lập với Isoflavone; giúp làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” (LDL).

Nghiên cứu lâm sàng trên người cho thấy, sử dụng đậu nành thường xuyên có mức cholesterol xấu giảm 3% so với lúc chưa sử dụng. Hơn nữa, protein đậu nành ít hoặc không ảnh hưởng đến cholesterol tốt (HDL).

3.5 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), tiêu thụ từ 25 g protein đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch; bệnh động mạch vành. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, một người cần 50g đậu nành mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt cho tim.

Các thực phẩm làm từ đậu nành là nguồn cung cấp canxi, chất xơ, kali, magie, đồng, mangan, omega-3 cho cơ thể. Chúng được chứng minh có lợi cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

3.6 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu y khoa cho thấy, Isoflavone có trong đậu tương có thể làm giảm nhẹ lượng đường trong máu. Ngoài ra, chúng còn khiến tình trạng kháng insulin.

Đậu tương có khá nhiều chất dinh dưỡng nên dễ tạo cảm giác no khi ăn và giúp cho cơ thể giảm cân. Việc giảm cân, giảm mỡ ở vùng bụng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương. Chúng rất tốt để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.

3.7 Mầm đậu nành hỗ trợ ổn định huyết áp

Theo các chuyên gia y tế, dùng 43g hạt đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm 8% huyết áp tâm trương. Tiêu thụ 65-153mg Isoflavone đậu nành hàng ngày có thể giảm từ 3-6mm Hg ở người bị huyết áp cao.

Ngoài ra, việc sử dụng đậu nành còn giúp giảm nguy cơ biến chứng do huyết áp cao gây nên. Chất béo bão hòa và hàm lượng oxy hóa cao giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, tăng khả năng đàn hồi của động mạch.

3.8 Giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương

Hoạt chất Isoflavone trong tinh chất mầm đậu nành, đặc biệt là genestein giúp giảm mất xương; phòng tránh nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Isoflavone có trong mầm đậu nành đóng vai trò như chất keo giúp gắn kết canxi vào xương. Từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

3.9 Hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản

Nhiều phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều do thiếu hụt nội tiết tố dẫn đến khó thụ thai. Trong trường hợp này, sử dụng mầm đậu nành giúp bổ sung phytoestrogen; giúp cân bằng nội tiết mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3.10 Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào

Trong tinh chất mầm đậu tương có lượng lớn Isoflavone, giúp chống peroxy hóa lipid mạnh gấp 80-100 lần vitamin E. Ngoài ra còn có nhiều polyphenol khác giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương.

Không những thế, chất chống oxy hóa genistein còn có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại. Đặc biệt là các tia hồng ngoại, tia tử ngoại. Từ đó giúp da khỏe mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa khô da, ung thư da.

3.11 Hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung

Trên thực tế, đối với những người đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng giảm nguy cơ ung thư; thì việc bổ sung đậu nành, mầm đậu nành là một sự lựa chọn thông minh.

Chuyên gia dinh dưỡng Julieanna Hever (Los Angeles) cho biết: “Thực phẩm đậu nành nguyên chất đã được chứng minh là làm giảm sự tái phát và tử vong của ung thư vú ở những người sống sót sau ung thư vú, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt”.

4. Hướng dẫn sử dụng mầm đậu nành cho hiệu quả tốt nhất

Mầm đậu nành mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng cần đúng, đủ liều lượng, không lạm dụng. Trong các dạng bào chế, tinh chất mầm đậu nành là dạng tinh khiết nhất, mang lại công dụng tốt nhất.

Hiện nay, chưa có khuyến cáo cụ thể về liều lượng sử dụng tinh chất mầm đậu nành. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, liều dùng tối thiểu phù hợp với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là 60mg Isoflavone. Liều lượng này giúp cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu, đồng thời là mức độ sử dụng an toàn.

  • Nên dùng vào một thời điểm cố định trong ngày
  • Phụ nữ mất ngủ nên uống trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng
  • Sử dụng với mục đích giảm cân cần uống trước ăn; tăng cân cần uống sau ăn.
  • Nên bổ sung chất xơ, probiotics trong chế độ ăn để thuận lợi cho quá trình chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ hơn và có hiệu quả tốt hơn.

5. Lưu ý khi sử dụng tinh chất mầm đậu nành

lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Phần lớn người tiêu dùng đều đang bị nhầm lẫn giữa đậu nành thực phẩm và đậu nành dược liệu. Đậu nành thực phẩm chủ yếu có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao. Đậu nành dược liệu (sử dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp) cần có hàm lượng isoflavone cao. Cùng với đó là các hoạt chất omega 3,6,8, và vitamin E dồi dào. Chị em cần lưu ý lựa chọn đúng loại để đạt được hiệu quả cao.

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng tinh chất mầm đậu nành:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về chế phẩm tinh chất mầm đậu nành. Bao gồm: nguồn gốc, thông tin nhà sản xuất, hàm lượng Isoflavone…
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú
  • Người có khối u (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú…) cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
  • Không nên dùng chung tinh chất mầm đậu nành với trứng vì có thể gây đầy bụng.

Trên đây là những thông tin về công dụng và cách dùng mầm đậu nành để đạt hiệu quả tốt nhất. Để biết thêm thông tin về các vấn đề sinh lý nữ, chị em liên hệ hotline 0343 44 66 99.

>>> XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TOP 14 thực phẩm tăng ham muốn cho nữ giới – Có thể bạn chưa biết

Giảm ham muốn, lãnh cảm tình dục ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 18-59. Dưới đây…

Nám da, sạm da, khô da – Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Sở hữu làn da căng bóng, trắng sáng là niềm mơ ước của tất cả chị em phụ nữ. Tuy…

Bốc hỏa, đổ mồ hôi, hồi hộp tiền mãn kinh – Giải pháp nào hiệu quả?

Theo quy luật tự nhiên, khi bước vào tuổi trung niên, nữ giới phải đối mặt với nhiều vấn đề…

Lãnh cảm ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lãnh cảm ở phụ nữ thường gặp trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Tình trạng…

TOP 10 câu hỏi thường gặp khi sử dụng Hồi Xuân Tâm Bình

TPBVSK Hồi Xuân Tâm Bình tuy mới ra mắt thị trường không lâu nhưng đã lấy được lòng tin của…

Phụ nữ bị khô hạn – Nguyên nhân và giải pháp cải thiện

Phụ nữ bị "khô hạn" là chuyện tế nhị mà rất nhiều chị em phụ nữ sau tuổi 30 thường…

0343446699
popupn Background