Lộc nhung vì sao được gọi là “thượng dược” trong Y học cổ truyền?
25/05/2023
Trong Y học cổ truyền, Lộc nhung là một trong 4 danh dược quý hiếm, thời xa xưa chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Hãy cùng Th.s, BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT tìm hiểu công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
1. Tìm hiểu về Lộc nhung
Lộc nhung là tên gọi chung của sừng hươu, sừng nai đực (con cái sẽ không có sừng). Đặc điểm của Lộc nhung là bên ngoài phủ một lớp lông tơ dày và mịn như nhung; bên trong chứa rất nhiều các mạch máu.
Nếu nhung được thu hoạch lúc vừa mới nhú lên 2 đoạn ngắn, chưa phân ra thành nhiều nhánh nhỏ thì được gọi là nhung huyết. Đây được xem là loại nhung quý nhất. Sau một thời gian, từ 2 nhánh đó sẽ phát triển thêm những nhánh nhỏ, gọi là nhung yên ngựa.
2. Lộc nhung gồm những thành phần gì?
Thành phần của Lộc nhung rất đa dạng, gồm các nhóm chất dinh dưỡng và axit amin. Cụ thể là:
- Chất chống oxy hóa: gồm các enzyme như superoxid dismutase(SOD), catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX).
- Các axit amin cấu tạo nên chuỗi protein và polypeptide.
- Nicleotide: Đây là thành phần cấu tạo nên DNA, tác dụng tốt trong việc chống mệt mỏi.
- Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Ca, P, Mg, Na, K, Fe, Co, Zn…
3. Thời điểm thu hoạch Lộc nhung
Theo các chuyên gia dược liệu, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch nhung là vào mùa xuân (quãng từ tháng 1 đến tháng 3). Tuy nhiên, trên thực tế, Lộc nhung được cắt từ sau Tết âm lịch đến khoảng tháng 6.
Việc thu hoạch nhung đúng thời điểm giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm; đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi tổn thương của hươu, nai; tránh ảnh hưởng đến việc khai thác vào các mùa vụ kế tiếp.
4. Công dụng tuyệt vời của Lộc nhung với sức khỏe
Hiện nay, nhung hươu được sử dụng khá phổ biến trong chăm sóc sức khỏe, sinh lý cho cả nam và nữ. Những tác dụng cụ thể dược liệu này mang lại là:
4.1 Tăng cường thể lực, chống mệt mỏi
Cho đến nay, trên thế giới có đến 650 nghiên cứu về nhung hươu. Tại Việt Nam, trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” có viết: Người dùng nhung hươu nai thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.
Đối với trẻ em, nhung hươu làm cơ thể trẻ cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi. Người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai dùng cũng tốt.”
4.2 Bổ thận sinh tinh, tăng cường sinh lý
Đối với nam giới, lộc nhung là dược liệu đầu bảng giúp bổ thận tráng dương, sinh tinh, ích huyết. Nhung hươu quy vào kinh thận, giúp tăng cường chức năng thận, bồi bổ thận khí, cân bằng âm dương.
Mà thận theo Y học cổ truyền là “bể chứa tinh huyết, là cha mẹ của các tạng phủ khác”. Vậy nên bổ thận được cho là công dụng quan trọng hàng đầu của Lộc nhung.
4.3 Cải thiện nội tiết tố nữ, tăng ham muốn tình dục
Không chỉ là thượng dược bổ thận tráng dương dành cho phái mạnh, Lộc nhung còn mang lại công dụng vượt trội trong việc cải thiện nội tiết, tăng cường sinh lý nữ.
Theo nghiên cứu, Lộc nhung có thành phần pantocrin, được chứng mình giúp cải thiện chức nồng độ hormone estrogen, tăng khả năng năng sinh dục, tăng hứng thú và khoái cảm khi quan hệ.
Đây đều là những hoạt chất quý, có lợi cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, Nhân sâm sau quá trình chế biến để tạo thành Hồng sâm giúp gia tăng đáng kể các vi chất; đồng thời tạo ra các chất mới như arginine – fructose – glucose (AFG), maltol và panaxytriol… Từ đó làm tăng giá trị dinh dưỡng của dược liệu so với Nhân sâm tươi.
Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường nội tiết, Rực rỡ tuổi xuân
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
4.4 Bổ tủy, ích huyết, nâng cao sức khỏe cho phụ nữ tuổi trung niên
Y học cổ truyền chỉ ra, Lộc nhung quy vào kinh thận, can, tâm và tâm bào, giúp bổ tủy, ích huyết, tán ứ, hoạt huyết cho nữ giới. Lộc nhung thường sử dụng cho phụ nữ bị băng lậu, đới hạ.
Đây cũng vị thuốc tăng cường sức khỏe cho nữ giới, giúp chị em bớt “hụt hơi” khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.5 Hỗ trợ tăng trưởng xương, sụn, ngừa loãng xương
Theo nghiên cứu thành phần, nhung hươu có chứa hợp chất Chondroitins. Đây là thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn khớp. Những người bị viêm xương khớp, Chondroitins thiếu hụt dẫn đến xương khớp yếu, đau nhức. Lúc này, sử dụng Lộc nhung giúp hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giảm cảm giác đau do viêm.
Bên cạnh đó, các axit amin trong nhung hươu còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
4.6 Giúp vết thương mau lành
Việc sử dụng Lộc nhung khi có vết thương hở giúp hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Đồng thời các hoạt chất trong dược liệu này còn giúp kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở.
4.7 Hỗ trợ phòng chống ung thư
Cơ chế chống lại ung thư và bảo vệ tế bảo của nhung hươu có liên quan đến khả năng ức chế tình trạng oxy hóa và duy trì sự ổn định của tế bào. Các thử nghiệm trên chuột cho thấy rằng polypeptide có trong chiết xuất nhung hươu giúp chống lại các khối u và tế bào ung thư.
5. Hướng dẫn chế biến, bảo quản Lộc nhung
Để có thể sử dụng và bảo quản được lâu, nhung hươu tươi cần phải được chế biến để loại bỏ toàn bộ lông tơ và làm khô. Dưới đây là gợi ý 2 cách chế biến phổ biến nhất:
Cách 1:
- Nhung hươu hơ qua lửa hoặc cạo bằng dao sắc cho sạch lông tơ
- Lộc nhung tươi ngâm rượu cồn 40 độ qua đêm.
- Chú ý để mặt cắt hướng lên phía trên để máu khỏi tan vào rượu.
- Rang cát cho nóng, vùi lộc nhung vào cát cho đến khi cát nguội
- Tiếp tục thay cát nóng cho đến khi lộc khô lại, sau đó thay cát bằng gạo.
Cách 2:
- Làm sạch lông nhung
- Tẩm rượu vào nhung hươu tươi cho sạch khuẩn
- Đem sấy đến khi nhung khô đạt yêu cầu
6. Những ai nên dùng – không nên dùng Lộc nhung?
Theo Y học cổ truyền, Lộc nhung là một trong tứ đại danh dược (gồm Sâm – Nhung – Quế – Phụ). Đây là dược liệu đại bổ, giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện sinh lý. Dưới đây là những nhóm đối tượng nên và không nên dùng nhung.
>>> Nhung hươu thích hợp với:
- Những người thể trạng yếu, thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Người mới ốm dậy, làm việc vất vả, căng thẳng.
- Phụ nữ có thai, đang cần bồi bổ; người bị băng huyết, rong kinh, mất máu nhiều.
- Nam giới gầy gò, thân thể hư hao, tinh khí kém, di tinh, mộng tinh, sinh lý yếu.
- Người bị đau dạ dày, hen suyễn lâu năm, huyết áp thấp; người bệnh tim, ra mồ hôi trộm, đau lưng mỏi gối…
>>> Kiêng kỵ với những đối tượng sau:
- Những người âm hư mà dương tráng
- Người cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch
- Người viêm thận, thường xuyên tiêu chảy
- Người có cơ địa nóng, hay bị mụn nhọt, mề đay, lở loét…
7. Lưu ý khi sử dụng Lộc nhung
Nhung hươu là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho phù hợp. Để đạt hiệu quả cao nhất, cần lưu ý một số vấn đề như:
- Lộc nhung cần được sử dụng với liều lượng nhất định. Không làm dụng dược liệu vì chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể gây béo phì nếu dùng nhiều.
- Lộc tươi cần được chế biến, bảo quản đúng cách, tránh nhiễm khuẩn.
- Lông nhung cần được sơ chế để loại bỏ triệt để; nếu không có thể gây ho, kích ứng đường hô hấp.
- Không dùng nhung cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị rối loạn tiêu hóa, thừa cân…
Trên đây là những thông tin về thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Lộc nhung. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay tới số tổng đài 0343 44 66 99 của chúng tôi.
>>> XEM THÊM:
- Giải pháp tự nhiên cho sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ
- Sâm tố nữ – Dược liệu quý với 96% phụ nữ trải nghiệm hài lòng
- Khô da ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục