Nám da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
15/08/2022
Nám da là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Chúng gây mất thẩm mỹ, khiến làn da trở nên sạm, tối màu hơn so với các vùng da còn lại. Thậm chí một số vết nám đậm còn khiến chị em tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Vậy nám da có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết các vết nám và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nám da là gì?
Nám da (rám da) là bệnh lý về da lành tính, biểu hiện bằng những đốm nâu, đen hoặc đen nâu khu trú ở hai gò má, mũi, trán, quanh miệng, cằm hoặc một số vùng khác trên cơ thể như cánh tay, cổ, lưng… Những đốm này có kích thước bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn hơn.
Nám da là do các rối loạn sắc tố da melanin, đặc biệt ở những người có làn da tối màu hoặc người sử dụng chất làm trắng tại chỗ. Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai, người dùng thuốc tránh thai, người ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh cũng có nguy cơ bị nám cao.
Tuy không nguy hiểm nhưng khi các vết nám lan rộng và tiến triển dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí đến chất lượng cuộc sống, nhất là với những người trẻ hoặc những người đòi hỏi công việc phải giao tiếp nhiều.
2. Phân loại nám da
Dựa vào vị trí phân bố của sắc tố da melanin cũng như màu sắc vết nám trên da và dưới đèn Wood (một loại đèn chuyên dụng đùng để phân biệt các vết nám) có thể phân loại nám theo màu sắc và nám da theo mức độ.
Cụ thể:
Đối với nám da theo màu sắc:
- Tăng sắc tố màu nâu do tăng lượng melanin ở lớp tế bào đáy thượng bì
- Tăng sắc tố màu xanh do tăng lượng melanin ở lớp tế bào trung bì
- Tăng sắc tố hỗn hợp là xuất hiển cả những vết nám màu nâu và xanh
Đối với nám da theo mức độ:
- Nám mảng: nám nông, thường ở lớp thượng bì với màu sắc khá nhạt
- Nám đốm: có màu đậm hơn với từng đốm nhỏ, các chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì
- Nám hỗn hợp là xuất hiện của cả nám mảng và nám đốm.
3. Dấu hiệu nhận biết da bị nám
Một trong những dấu hiệu để nhận biết bạn có bị nám hay không chính là sự thay đổi màu sắc da trên khuôn mặt hoặc một số vị trí cổ, cánh tay. Cụ thể:
- Các đốm nâu, nâu đỏ, nâu xanh, nâu đen trên mặt
- Các vết nám này không gây ngứa rát và tự nhiên xuất hiện
- Xuất hiện ở má, cằm, sống mũi, trán, cổ hoặc cánh tay
- Màu sắc của các vết nám không đồng đều, có người bị đậm, chỉ tập hợp những đốm li ti trên mặt nhưng cũng có những người vết nám kích thước nhỉnh hơn và màu đậm hơn
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, chỉ có 10% nam giới bị nám, 90% còn lại xảy ra ở nữ giới.
4. Nguyên nhân gây ra nám da
Nám da có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, có nguyên nhân liên quan đến di truyền, ánh sáng nhưng cũng có yếu tố tác động từ nội tiết tố Estrogen. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng da bị nám như:
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời bởi trong ánh nắng mặt trời có chứa tía UV gây hại
- Do màu sắc da: thường xảy ra ở những người có màu da nâu sáng, đặc biệt với người sống ở khu vực tiếp xúc nhiều ánh sáng mặt trời.
- Giới tính nữ: theo thống kê, tỉ lệ nữ giới bị nám gấy 9 lần so với nam giới.
- Nám da thai kỳ do sự thay đổi hormone, chiếm 15-50% phụ nữ đang mang thai.
- Di truyền: có đến 50% người bị nám da cho biết có ảnh hưởng từ yếu tố di truyền trong gia đình.
- Đang điều trị bằng thuốc hormone hoặc thuốc tránh thai
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như retinoids, một số loại thuốc huyết áp hoặc thuốc kháng sinh…
5. Điều trị nám da
Phòng và điều trị nám da vô cùng cần thiết. Có nhiều phương pháp điều trị nám da. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nám dưới đây:
5.1. Chống nắng phòng ngừa nám da
Chống nắng cơ học bao gồm tránh nắng, hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng gay gắt, các tia UV hoạt động mạnh. Tránh ra ngoài từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Ngoài ra, để hạn chế nám, chị em nên:
- Đội mũ rộng vành
- Mang khẩu trang, găng tay, tất bằng chất liệu vải sợi dày, khít và có màu sậm khi ra nắng
Trong đó, bạn nên chọn những loại vải có độ che phủ, độ dày tốt để ngăn chặn tia UV. Trong đó:
- Độ dày của vài càng lớn, tia UV càng ít đi xuyên qua hơn
- Một số sợi polymer còn có đặc tính chuyển bước sóng của tia UV thành bước sóng ngoài phổ UV.
- Một số loại vải có chỉ số chống nắng (UPF), bạn có thể lựa chọn các loại vải có chỉ số UPF cao.
5.2. Sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng bao gồm chất chống nắng vô cơ (titanium dioxide, oxide kẽm) và chất chống nắng hữu cơ (chống UVB-PABA, cinnamates, salicylates, octocrylene, ensulizole…; chống UVA-benzophenones, avobenzone…).
Những chất này có cơ chế chống nắng khác nhau như đối với chất chống nắng vô cơ sẽ khúc xạ và phát tán tia UV ngăn chặn tia UV đi xuyên qua da, kem chống nắng hữu cơ giúp hấp thụ tia UV và chuyển thành năng lượng nhiệt.
Các sản phẩm chống nắng thể hiện mức độ bảo vệ da chống nắng qua chỉ số SPF. Vì vậy, chị em khi chống nắng nên lựa chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao ít nhất trên 30.
5.3. Uống thuốc chống nắng
Hiện nay xu hướng mới được chị em lựa chọn để chống nắng là dùng các viên uống chống nắng. Các viên uống này được chiết xuất từ cây dương xỉ, có hoạt chất Pylypodium leucotomos (PLE) giúp giảm các tia UV xâm nhập qua da, từ đó ngăn ngừa nám.
Hợp chất PLE dạng uống được chứng minh có độ an toàn cao, có thể dùng trong thời gian dài không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên khi tìm mua các viên uống chống nắng chị em nên tìm hiểu kỹ các thương hiệu.
Dùng Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ giảm nám da, sạm da, khô da cho chị em phụ nữ
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
5.4. Dùng kem trị nám da
Trường hợp nám da kéo dài, các vết nám không mờ dân theo thời gian, chị em có thể sử dụng các loại kem trị nám. Một số thành phần trong kem trị nám bao gồm:
- Hydroquinone
- Ức chế men tyrosinase ngăn cản sự hình thành melisma, được biết đến là dòng kem trị nám đầu tiên.
- Có sẵn dưới dàng kem dưỡng da, giúp làm sáng da.
- Corticoid và tretinoin
- Có ở dạng kem dưỡng
- Cả hai chất này đều giúp làm sáng mảng nám
- Giúp lấy đi những tế bào chết trên da và làm da đều màu
- Kem kết hợp hydroquinone, corticosteroid và tretinoin
- Kem chứa thành phần axit azelaic hoặc axit kojic:
- Là một dạng tẩy da chết hóa học
- Giúp làm sáng da, đều màu da ở những vùng da bị nám
- Giảm tình trạng mụn, trứng cá
- Chiết xuất cam thảo:
- Có chứa hợp chất nhóm flavonoid, kháng viêm, chống oxy hóa
- Giúp ức chế tyrosinase hiệu quả
- Giảm mụn trứng cá
- Ngoài ra, còn một số chất dọn dẹp, làm giảm gốc tự do như:
- Ascorbic acid (vitamin C) hỗ trợ điều trị nám da, hiệu quả cho cả trường hợp tăng sắc tố da nói chung
- Tetrahydrocurcumin giảm tế bào hắc tố da
- Glutathione, thiotic acid, alpha-tocopherol
5.5. Dùng các thủ thuật y tế
Bên cạnh việc dùng các loại kem trị nám da, chị em có thể dùng các biện pháp hỗ trợ như:
- Peel da (một hình thức lột các tế bào chết trên da): sử dụng hợp chất glycolic acid (GA) và salicylic acid (SA)
- Laser và chiếu ánh sáng xung cường độ cao dùng điều trị nám da thượng bì và hỗn hợp đối với người đã điều trị bôi tại chỗ ít nhất 3 tháng.
- Điện di ion: đưa vitamin C vào trong da, giúp thẩm thấu mạnh và giảm các vết nám da, sạm da, tàn nhang, giúp da đẹp hơn.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ trị nám mà các viện thẩm mỹ sử dụng với máy móc hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Chị em có thể tham khảo các địa chỉ chữa nám uy tín để lựa chọn cho mình cơ sở trị nám phù hợp nhất.
5.6. Mẹo dân gian chữa nám hiệu quả
Không chỉ dùng thuốc, kem trị nám, chị em có thể tự chữa nám đơn giản tại nhà chỉ bằng những nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện dễ dàng như:
- Chữa nám da bằng mật ong và nha đam giúp cấp ẩm, làm sáng da, giảm tình trạng sưng viêm và phục hồi tổn thương trên da.
- Lòng trắng trứng gà và nước cốt chanh: chứa nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng da khỏe mạnh cũng như giảm các vết thâm nám, tàn nhang.
- Cà chua giàu vitamin A và vitamin C giúp giảm sự hình thành của các sắc tố melanin trên da, đồng thời có lycopene bảo vệ da.
- Khoai tây chứa vitamin C, B6, hỗ trợ tăng sản xuất collagen dưới da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
- Nước vo gạo vừa giúp trị mụn thâm, vừa giảm các vết thâm nám, kiên trì sử dụng sẽ nhận thấy da sáng hơn, đều màu hơn.
- Giấm táo cũng chứa nhiều vitamin C giúp giảm thâm nám. Tuy nhiên khi dùng giấm táo cần pha với nước tinh khiết với tỉ lệ 1:3 để tránh bị ăn mòn da.
Khi sử dụng mẹo dân gian trị nám, bạn cần lưu ý:
- Nên dùng trong thời gian dài để thấy hiệu quả
- Nên rửa sạch mặt trước khi đắt mặt nạ tự nhiên
- Sau khi đắp rửa lại lần nữa
- Thoa nước hoa hồng cân bằng da
- Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ
6. Lời khuyên từ chuyên gia khi bị nám da
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, có rất nhiều chị em bị nám da nhưng phần đông vẫn chưa tìm được cách điều trị triệt để và lo ngại nám hết lại lên. Do đó, chị em ngoài việc điều trị cần phòng ngừa các vết sạm nám quay trở lại bằng cách:
- Che chắn chống nắng cẩn thận
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, cà phê
- Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho da như các loại hoa quả, rau xanh
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như nội tạng động vật, đồ chiên xào…
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như hàng ngày
- Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc phù hợp với đồng hồ sinh học
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hạn chế căng thẳng
Trên đây là một số thông tin về tình trạng nám da, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Nám da sau sinh – “thủ phạm” khiến chị em tự ti
- Khô da ở phụ nữ – Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Tiền mãn kinh có khiến phụ nữ bị nám sạm da? Tìm hiểu ngay!