Home » Nội tiết tố nữ » Gợi ý 5 cách bổ sung Estrogen sau sinh an toàn cho chị em phụ nữ

Gợi ý 5 cách bổ sung Estrogen sau sinh an toàn cho chị em phụ nữ

11/08/2022

Sau sinh là thời điểm nhạy cảm khi phụ nữ vừa đối mặt với tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen, vừa áp lực trong chuyện chăm sóc con cái. Vậy có cách nào bổ sung Estrogen sau sinh vừa an toàn không ảnh hưởng đến em bé, vừa có hiệu quả giúp chị em lấy lại sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao phụ nữ cần bổ sung Estrogen sau sinh?

vì sao nên bổ sung Estrogen sau sinh
Sau sinh là thời điểm nhạy cảm hầu hết chị em đều bị suy giảm nội tiết tố.

Chị em phụ nữ sau sinh nở thường bị suy giảm nội tiết tố Estrogen, kéo theo nhiều hormone khác bị mất cân bằng, từ đó khiến cả tâm lý và sinh lý bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn sau sinh, cơ thể tiết ra hormone Prolactin để tăng tiết sữa cho em bé. Quá trình này đồng thời gây ức chế sản sinh Estrogen dẫn đến thiếu hụt. Chỉ khi chị em cho trẻ cai sữa thì hormone Estrogen mới có thể trở về trạng thái cân bằng.

Bên cạnh đó, thời gian này, chị em thường xuyên trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài vì chuyện chăm con, áp lực từ gia đình và tự bản thân chị em trở nên lo lắng thái quá. Những yếu tố này cũng khiến Estrogen bị ảnh hưởng.

Vì vậy, chị em cần biết cách bổ sung Estrogen để giảm các triệu chứng suy giảm nội tiết tố sau sinh như rối loạn kinh nguyệt, da khô, sạm, nám, tóc dễ gãy rụng, mệt mỏi, khô âm đạo, giảm ham muốn, tâm lý thất thường, hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc tăng cường Estrogen giai đoạn sau sinh còn giúp chị em duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

Tuy nhiên, chị em nên bổ sung nôi tiết tố đúng thời điểm và đúng loại thuốc bởi đây là thời điểm nhạy cảm, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc sức khỏe của con.

2. Sự thay đổi của nội tiết tố sau sinh

Nội tiết tố có sự thay đổi rõ rệt trong thời kỳ hậu sản. Hiểu rõ về nồng độ hormone sau sinh và các dấu hiệu đi kèm, chị em sẽ được trang bị tốt hơn để có cách bổ sung Estrogen thích hợp.

Ba giai đoạn thay đổi của nồng độ hormone Estrogen bao gồm:

  • Tuần đầu tiên sau sinh
  • Tháng thứ 3
  • Tháng thứ sáu trở đi.

Cụ thể:

Thời điểm Nồng độ Estrogen Biểu hiện
Tuần đầu sau sinh Estrogen, Progesterone giảm. Prolactin (hormone sản xuất sữa mẹ), Oxytocin (kích thích co bóp tử cung) tăng – Có các cơn co thắt tử cung

Chuột rút

Đau, chảy máu âm đạo

Tiểu không tự chủ

Đau vết mổ

Khó khăn khi đi đứng

Tháng thứ 3 Estrogen và Progesterone có thể trở về mức trước sinh. Prolactin và Oxytocin tiếp tục tăng cao nếu cho con bú Gặp tình trạng rụng tóc sau sinh

Rối loạn giấc ngủ

Tháng thứ 6 trở đi Estrogen có thể trở về trạng thái bình thường nhưng có thể sụt giảm đi, tùy cơ địa mỗi người. Prolactin giảm khi cai sữa cho trẻ. Có kinh trở lại, có thể vị rối loạn kinh nguyệt

Vẫn gặp tình trạng rụng tóc sau sinh

Rối loạn giấc ngủ

3. Bổ sung Estrogen sau sinh thế nào an toàn hiệu quả? Thử ngay 5 cách này

bổ sung estrogen sau sinh
Chị em có thể tham khảo các cách tăng cường nội tiết tố dưới đây.

Có hai hướng để bổ sung Estrogen. Trong trường hợp các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố không rõ ràng, mới ở mức nhẹ, chị em có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Trường hợp suy giảm nội tiết trở nặng, các triệu trứng trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sắc vóc và sinh lý, chị em có thể tham khảo sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc rõ ràng.

Cụ thể, chị em có thể tham khảo Top 5 cách bổ sung Estrogen đúng cách sau sinh dưới đây.

3.1. Dùng thuốc nội tiết Estrogen

Bổ sung Estrogen bằng các loại thuốc nội tiết, hay còn gọi là liệu pháp Estrogen là cách hàng đầu được chị em tìm kiếm. Bởi phương pháp này đơn giản, cho hiệu quả rõ rệt ngay từ khi sử dụng, giảm nhanh các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên mất ngủ, da khô sạm hay khô âm đạo.

Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài, Estrogen có thể gây ra những nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đột quỵ.

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc nội tiết như:

  • Đau tức ngực
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Đau đầu
  • Tăng cân khó kiểm soát
  • Chảy máu âm đạo
  • Chuột rút, sưng bàn chân…

Thuốc nội tiết chỉ nên bắt đầu từ liều nhỏ nhất và không nên dùng cho một số đối tượng sau:

  • Người nghi ngờ đang mang thai
  • Có vấn đề về chảy máu âm đạo
  • Người từng mắc bệnh ung thư, đột quỵ, đau tim, có cục máu đông
  • Người bị bệnh về gan

Hầu hết các thuốc nội tiết Estrogen đều là thuốc kê đơn, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần thăm khám để được điều trị theo liệu trình cụ thể.

Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen – Bổ sung Phytoestrogen

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

3.2. Bổ sung Phytoestrogen hay Estrogen từ thực vật

bổ sung phytoestrogen estrogen thực vật
Phytoestrogen có ưu điểm an toàn, có thể sử dụng lâu dài và có sẵn trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày.

Phytoestrogen hay còn gọi là Estrogen thực vật, có chứa các hợp chất có cấu trúc tương tự như Estrogen. Khi sử dụng Phytoestrogen chúng có thể hoạt động tương tự Estrogen trong cơ thể nhưng tác dụng yếu hơn.

Nghiên cứu chỉ ra, Phytoestrogen có tác dụng giảm các triệu chứng của suy giảm nội tiết tố sau sinh, các triệu chứng suy giảm nội tiết tố tiền mãn kinh – mãn kinh. Cụ thể:

  • Giảm các cơn bốc hỏa
  • Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ
  • Giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt
  • Điều trị mụn trứng cá

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra, sử dụng Phytoestrogen thậm chí còn phòng ngừa được các bệnh ung thư như:

  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư cổ tử cung

Vậy bổ sung thực phẩm giàu Estrogen thực vật từ đâu? Chị em sau sinh có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống một số thực phẩm dưới đây:

  • Đậu nành, mầm đậu nành
  • Các loại đậu
  • Hoa bia
  • Mùi tây
  • Cà chua
  • Bông cải xanh
  • Táo
  • Hành
  • Ngô
  • Củ cải đường
  • Hạt lanh
  • Hạt bí
  • Trà đen, trà xanh
  • Hạt hướng dương
  • Dâu tây
  • Nham lê
  • Rau chân vịt

3.3. Thảo dược tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh

Hiện nay có một số loại thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng bổ sung Estrogen cho cơ thể đồng thời giảm các triệu chứng liên quan đến suy giảm nội tiết tố.

Một số thảo dược như:

Thảo dược Tác dụng
Nigella sativa (thuộc họ mao lương), gần giống với thì là Chứa thymoquinone, hợp chất thực vật hoạt động giống như Estrogen trong cơ thể và có thể giảm triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh, sau sinh suy giảm nội tiết tố.
Ashwagandha, còn gọi là nhân sâm Ấn Độ Giúp dễ ngủ, cân bằng hormone sinh sản. Giúp điều chỉnh trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, giải phóng nhiều hormone trong đó có cortisol để giảm căng thẳng.
Black cohosh (thuộc họ mao lương) Chứa glycoside triterpene, hỗ trợ các vấn đề sức khỏe của phụ nữ như kinh nguyệt không đều, hội chứng tiền kinh nguyệt và triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh.
Chasteberry Chứa hợp chất diterpenoid, có thể giảm nồng độ prolactin gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt đồng thời giảm triệu chứng mãn kinh, vô sinh, buồng trứng đa nang.
Marjoram (kinh giới ngọt) Chứa hợp chất flavonoid và axit phenolic giúp giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng hội chứng buồng trứng đa nang.
Dầu hoa anh thảo Mặc dù không bổ sung Estrogen nhưng chúng kích thích cơ thể sản xuất Estrogen đồng thời giảm các triệu chứng do Estrogen thấp.
Cỏ ba lá đỏ Chứa nhiều hoạt chất Isoflavone, giảm các triệu chứng do giảm Estrogen.
Cỏ cà ri Chứa Diosgenin, có cấu trúc tương tự tiền chất DHEA cấu thành nên nội tiết tố Estrogen, từ đó tăng nồng độ Estrogen cho chị em phụ nữ.

3.4. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

ăn uống lành mạnh khoa học
Một cách để cải thiện Estrogen là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học.

Thời kỳ hậu sản, ngoài việc cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, chị em cũng cần quan tâm hơn đến việc suy giảm nội tiết tố.

Chị em nên bổ sung các nguồn thực phẩm lành mạnh như:

  • Chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa
  • Trái cây nhiều màu sắc, mọng nước
  • Rau lá xanh
  • Tinh bột ở lượng vừa phải
  • Chất béo lành mạnh như bơ, quả hạch và hạt
  • Hạn chế thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn
  • Tiếp tục duy trì thói quen bổ sung vitamin như trước sinh trong vòng 1 năm để hỗ trợ cân bằng hormone, vitamin và khoáng chất

Bên cạnh đó, chị em cần uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt với chị em nào đang cho con bú. Một mẹo nhỏ để theo dõi cơ thể thiếu nước hay không là nếu nước tiểu sẫm màu cho thấy bạn uống chưa đủ nước và cần bổ sung. Nước tiểu màu vàng nhạt cho thấy đã uống đủ nước.

Phụ nữ sau sinh đang cho con bú cần tiêu thụ từ 2.300 – 2.500 calo mỗi ngày so với 1800 – 2000 calo đối với phụ nữ không cho con bú. Con số này sẽ dao động tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, tuổi tác, mức độ hoạt động.

3.5. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa Estrogen trong cơ thể

Phụ nữ sau sinh thường ngủ ít do phải dành nhiều thời gian chăm sóc con cái. Thời gian này nồng độ Estrogen xuống thấp khiến chị em cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao hơn, chất lượng giấc ngủ thấp hơn và tâm trạng tệ hơn.

Nghiên cứu chỉ ra, ngủ đủ giấc giúp điều chỉnh một số hormone như cortisol, Estrogen, Progesterone, insulin, leptin, melatonin, hormone tuyến giáp và kích thích tố tăng trưởng.

Vì vậy, thời gian này chị em nên cố gắng ngủ đủ giấc bằng cách:

  • Cố gắng ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm
  • Đi ngủ và thức dậy theo đồng hồ sinh học, cố gắng vào một mốc thời gian cụ thể
  • Nếu ngủ không ngon giấc nên hạn chế đường trong bữa ăn ngày hôm sau
  • Hạn chế sử dụng đồ điện tử, ánh sáng nhân tạo và điện thoại khi ngủ
  • Giữ không gian phòng ngủ luôn thoáng mát
  • Đầu tư một bộ chăn ga, nệm thoải mái để ngủ sâu hơn
  • Có thể dùng máy tạo tiếng ồn trắng để loại bỏ âm thanh gây nhiễu

4. Lưu ý khi bổ sung Estrogen sau sinh

lưu ý khi bổ sung estrogen sau sinh
Lưu ý khi bổ sung Estrogen sau sinh.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, sự thay đổi Estrogen trước, trong và sau thời gian mang bầu và sinh con ở chị em phụ nữ là điều không tránh khỏi. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể.

Thông thường, sau sinh Estrogen có thể phục hồi nhưng sẽ không đạt được ngưỡng đỉnh như ban đầu. Do đó việc chị em bổ sung Estrogen đúng cách có thể kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố, giúp chị em không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nội tiết tố sau sinh.

Do vậy, ngoài một trong số cách trên, chị em nên:

  • Phân chia thời gian khoa học để vừa chăm con, vừa chăm sóc bản thân hợp lý
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư thái, tránh để áp lực trong thời gian dài
  • Dành thời gian tập thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để tăng cường sức khỏe
  • Bổ sung các thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố như sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Nên thăm khám trong trường hợp thiếu hụt nội tiết tố nặng hoặc có những biểu hiện bất thường

Trên đây là một số thông tin về bổ sung Estrogen sau sinh. Nếu có thắc mắc nào chị em vui lòng liên hệ qua hotline 0343 446699 để được tư vấn hướng dẫn.

XEM THÊM: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cáu gắt khó chịu tiền mãn kinh – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

“Gần đây tôi thấy người hay cáu gắt khó chịu, hay nổi nóng vô cớ. Lên mạng tìm hiểu được…

U xơ tử cung, u vú, u tuyến giáp có dùng được Hồi xuân Tâm Bình không?

Hồi Xuân Tâm Bình là TPBVSK nguồn gốc thảo dược dành riêng cho phái đẹp, được bình chọn là Sản…

TOP 14 thực phẩm tăng ham muốn cho nữ giới – Có thể bạn chưa biết

Giảm ham muốn, lãnh cảm tình dục ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 18-59. Dưới đây…

[BẠN CÓ BIẾT] Gần 50% nữ giới từng rơi vào lãnh cảm

Theo thống kê y tế, có đến gần một nửa phụ nữ từng rơi vào tình trạng lãnh cảm, giảm…

Nám da, sạm da, khô da – Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Sở hữu làn da căng bóng, trắng sáng là niềm mơ ước của tất cả chị em phụ nữ. Tuy…

Mẹo chữa khô âm đạo tại nhà – Bật mí 9 cách giúp giảm nhanh khô hạn

“Gần đây, đời sống chăn gối của vợ chồng tôi không còn mặn nồng như trước, nguyên nhân chủ yếu…

0343446699
popupn Background