Isoflavone là gì? Tìm hiểu những lợi ích đối với sức khỏe, sinh lý nữ
02/12/2022
Theo thống kê, Isoflavone là tinh chất được chị em phụ nữ sử dụng phổ biến nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Thực hư công dụng của Insoflavone là gì? Sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Mời các bạn theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
1. Isoflavone là gì?
Isoflavone là các pholyphenol có hoạt tính sinh học, được tìm thấy trong các loại hạt họ đậu; bao gồm đậu nành, đậu gà, đậu fava, quả hồ trăn, đậu phộng, các loại trái cây và hạt khác… Trong đó, đậu nành là nguồn cung cấp Isoflavone phong phú nhất.
Isoflavone là một nhóm Phytoestrogen (Estrogen có nguồn gốc từ thực vật). Đây là nhóm chất Phytoestrogen được nghiên cứu và chú ý nhiều nhất. Do chúng có đặc điểm về cấu trúc, kích thước phân tử và hoạt tính tương tự Estrogen tự nhiên trong cơ thể con người.
Cần lưu ý rằng, hàm lượng Isoflavone trong thực phẩm nói chung và trong hạt đậu nành nói riêng bị ảnh hưởng bởi quá trình chế biến. Với những phương pháp tinh chế khác nhau, hàm lượng Isoflavone có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, khi sử dụng các chế phẩm từ đậu nành nhằm bổ sung Isòlavone, chị em cần chú ý điều này.
2. Tác dụng của Isoflavone đậu nành đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh công dụng của Isoflavone; đặc biệt là đối với sức khỏe và nội tiết tố phái đẹp. Cụ thể các công dụng đó là:
2.1 Bổ sung, giúp cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
Đây được coi là công dụng hàng đầu của Isoflavone. Hợp chất Phytoestrogen này có khả năng liên kết với các thụ thể Estrogen trong cơ thể. Vì thế, sử dụng Soy Isoflavone là phương pháp bổ sung nội tiết tố thực vật hiệu quả cho nữ giới; giúp cân bằng lượng hormone cơ thể thiếu hụt trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.
2.2 Isoflavone giúp chống oxy hóa
Với công dụng chống oxy hóa, Isoflavone giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Đây là tác dụng độc lập của Isoflavone, bên cạnh công dụng như một Estrogen.
Nghiên cứu của Wiseman và cộng sự cho thấy: Các chất chỉ điểm oxy hóa chất béo giảm sau 2 tuần sử dụng đậu nành chứa 56mg Isoflavone so với sử dụng đậu nành chứa 2mg Isoflavone. Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe nói chung mà còn giúp làm đẹp da từ bên trong, giúp giảm tình trạng khô da, nám da.
2.3 Cải thiện các bệnh lý tim mạch
Duy trì chức năng động mạch bình thường đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng giãn mạch máu được cải thiện ở phụ nữ mãn kinh khi sử dụng 80mg Isoflavone đậu nành hàng ngày trong 5 tuần.
2.4 Duy trì huyết áp ổn định ở những người tăng huyết áp
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định rằng; việc sử dụng 65–153 mg Isoflavone đậu nành trong 1–12 tháng giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Tác dụng này không biểu hiện ở những người có huyết áp bình thường.
2.5 Giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương
Đối với phụ nữ trung niên, xương khớp yếu, mật độ xương thấp (loãng xương); cấu trúc xương bị tổn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện tượng này chủ yếu có liên quan đến lão hóa và sự thiếu hụt nội tiết tố Estrogen.
Chính vì vậy, việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone; hoặc bổ sung Phytoestrogen (trong đó có nhóm Isoflavone) được cho là mang lại hiệu quả tốt; giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương, gãy xương. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn cần nghiên cứu thêm.
2.6 Ngăn ngừa ung thư vú
Các thống kê đã chỉ ra rằng, phụ nữ châu Á, nơi lượng tiêu thụ Isoflavone trung bình hàng ngày là 25-50mg có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với phương tây – mức tiêu thụ Isoflavone trung bình thấp hơn 2mg.
Theo các chuyên gia y tế, lượng Isoflavone hấp thụ cao hơn trong thời thơ ấu hoặc khi trưởng thành có thể làm giảm nguy cơ hình thành ung thư vú trong những năm sau này.
Đặc biệt, đối với những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, việc tiêu thụ thực phẩm giàu Isoflavone như đậu nành làm giảm 29% nguy cơ tử vong và 32% nguy cơ tái phát ung thư.
2.7 Giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh sự mất cân bằng nội tiết tố Estrogen; Progesterone là yếu tố góp phần đáng kể vào sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, việc bổ sung Isoflavone – Estrogen thực vật, có tính kháng estrogen có thể là biện pháp phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư tử cung nói riêng hiệu quả.
Một nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm phụ nữ tại Thượng Hải, Trung Quốc cho thấy, nữ giới sử dụng Isoflavone hàm lượng cao hơn thì tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn.
2.8 Isoflavone đậu nành giúp tăng khả năng sinh sản
Isoflavone có trong hạt đậu nành giúp quá trình thụ thai của người phụ nữ diễn ra thuận lợi hơn thông qua việc kích thích rụng trứng.
Năm 2005, Kohama và các đồng nghiệp đã công bố một bài báo ngắn về một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 6 tháng trên 36 phụ nữ Nhật Bản bị vô kinh thứ phát. Theo đó, một nhóm phụ nữ được dùng 6g bột đậu tương đen mỗi ngày; và 1 nhóm khác không được sử dụng. Kết quả nhóm được can thiệp có đến 4 người thụ thai, 12 người có sự cải thiện về rụng trứng. Bên cạnh đó, nồng độ Estradiol của nhóm này cũng cao hơn.
Ngoài ra, thông qua tác dụng tăng cường nội tiết tố, isoflavone còn giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh; trong đó có khô hạn.
2.9 Isoflavone giúp giảm tác hại của trị xạ
Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào và thí nghiệm được thực hiện trên chuột của Hilmann đã chứng minh: Sử dụng đậu nành trước, trong và sau khi trị xạ có thể làm tăng hiệu quả của việc chống lại các tế bào ung thư.
Ngoài ra, chúng còn giúp làm giảm độc tính của liều xạ trị đối với các mô khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng mới ở giai đoạn đầu.
Hồi xuân Tâm Bình – Bổ sung Estrogen thực vật Isoflavone 80%, Hỗ trợ tăng cường sinh lý, cải thiện triệu chứng mãn kinh
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
3. Isoflavone có làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng tuyến giáp?
Có nguồn thông tin cho rằng, Isoflavone đậu nành khiến ức chế hoạt động peroxidase của tuyến giáp. Đây là loại enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Vi vậy, Isoflavone được xem là có ảnh hưởng đến tuyến giáp của con người.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Messina M., Redmond; ngay cả khi hấp thụ nhiều Isoflavone cũng không làm tăng nguy cơ suy giáp; miễn là cung cấp đủ lượng i-ốt thích hợp. Điều này được chứng minh bởi thực tế nhiều chế phẩm từ đậu nành; tiêu biểu là sữa dành cho trẻ sơ sinh cũng được bổ sung i-ốt. Kết quả là không ghi nhận trường hợp suy giáp nào.
Tương tự đối với những phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh; không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ nhiều Isoflavone đối với mức độ lưu thông của hormone tuyến giáp; khi cơ thể được cung cấp đủ lượng i-ốt.
4. Lưu ý khi bổ sung Isoflavone để mang lại hiệu quả tốt nhất
Những lợi ích Isoflavone mang cho chị em phụ nữ là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo Th.S. BS Nguyễn Thị Hằng, cần lưu ý các vấn đề sau khi bổ sung Isoflavone từ hạt đậu nành:
- Nguồn Isoflavone dồi dào nhất là từ đậu nành nguyên chất. Tuy nhiên, nên sử dụng đậu nành không biến đổi gen để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo, không bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa, mất cân bằng nội tiết tố.
- Bổ sung nội tiết tố bằng các sản phẩm chứa Isoflavone, cần lựa chọn sản phẩm uy tín, được cấp phép lưu hành trên thị trường.
- Kết hợp bổ sung Isoflavone với chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, cũng không nên tập quá sức.
Trên đây là những thông tin về Isoflavone từ đậu nành và những lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia giải đáp.
>>> XEM THÊM:
- Yếu sinh lý nữ nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý các thực phẩm chị em cần biết
- Khô da ở nữ giới – Biểu hiện suy giảm nội tiết tố điển hình
- Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết – Chuyên gia giải đáp