Home » Tư vấn sức khỏe » Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết? Bạn hỏi chuyên gia trả lời

Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết? Bạn hỏi chuyên gia trả lời

15/08/2022

Khô hạn sau sinh là thắc mắc của nhiều chị em, trường hợp của chị Nguyễn V.A dưới đây là ví dụ:

Sau sinh tôi bị khô hạn, nhất là khoảng 5 tháng sau sinh khiến chuyện vợ chồng gặp nhiều khó khăn. “Cô bé” bị khô cũng khiến “vùng kín” thường xuyên bị ngứa, châm chích khó chịu. Xin hỏi chuyên gia tình trạng của tôi đã nguy hiểm chưa và khô hạn sau sinh bao lâu thì hết, có cách nào để khắc phục không?

Chào bạn,

Khô hạn sau sinh là một trong những vấn đề chị em gặp phải và hỏi rất nhiều. Vấn đề liên quan đến nồng độ Estrogen – hormone quyết định đến lượng dịch nhờn âm đạo cũng như việc bạn cho con bú và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Vì vậy, khi đặt câu hỏi khô hạn sau sinh bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có chị em sau sinh khoảng 1 vài tháng đã có thể quan hệ bình thường và giảm tình trạng khô âm đạo nhưng có người thì lâu hơn, thậm chí sau khi dừng cho con bú bằng sữa mẹ.

Để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân vì sao bị khô hạn sau sinh và có những cách nào khắc phục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao phụ nữ bị khô hạn sau sinh?

vì sao khô hạn sau sinh
Nội tiết tố Estrogen sau sinh chưa ổn định dẫn đến khô âm đạo.

Estrogen là hormone quan trọng đối với người phụ nữ, chúng kích thích các tế bào tuyến ở cổ tử cung tiết chất nhờn bôi trơn tự nhiên. Tuy nhiên sau sinh, nồng độ Estrogen sụt giảm nghiêm trọng khiến chị em thường xuyên bị khô âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Thiếu Estrogen, chị em còn gặp phải tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, da sạm, tóc dễ gãy rụng.

Trên thực tế, nồng độ Estrogen này có thể trở lại trong vòng 24 giờ sau sinh nhưng rất ít trường hợp Estrogen về lại trạng thái ban đầu bởi chúng còn liên quan đến hormone sản xuất sữa Prolactin.

Trong thời gian cho con bú, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh nhiều hormone Prolactin để tiết sữa. Hormone này sẽ ức chế nồng độ Estrogen dẫn đến chị em bị suy giảm nội tiết tố sau sinh.

Bên cạnh đó, những tháng sau sinh, chị em phải chăm sóc con nhỏ nên thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, stress, từ đó cũng tác động đến nồng độ Estrogen sau sinh.

2. Khô âm đạo sau sinh bao lâu thì hết?

khô hạn sau sinh
Nhiều chị em gặp khó khăn trong chuyện sinh hoạt vợ chồng chỉ vì khô hạn sau sinh.

Dựa trên những lý do trên, nhiều chị em thắc mắc bao lâu thì tình trạng khô hạn sẽ chấm dứt.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, ngoài nguyên nhân do suy giảm nội tiết tố thì “khô hạn” còn phụ thuộc vào yếu tố như bà mẹ có đang cho con bú sữa mẹ hay không, có gặp phải áp lực kéo dài không hay có vấn đề về tuyến giáp hoặc chế độ dinh dưỡng có phù hợp hay không.

Nếu không cho con bú, Estrogen sau đó có thể để cân bằng và chị em sẽ cảm thấy âm đạo bớt khô hơn. Ngược lại, với việc chị em đang cho con bú, tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người thời gian gặp phải tình trạng này cũng khác nhau. Thông thường, ngoài 6 tháng sau sinh trở ra âm đạo của chị em bắt đầu hồi phục và sản xuất dịch nhờn.

3. Cách cải thiện tình trạng khô hạn sau sinh

Cũng theo Bs. Hằng, việc cải thiện tình trạng khô hạn sau sinh phần lớn phụ thuộc vào thời gian chị em cai sữa cho con bởi đây hai vấn đề này có liên quan trực tiếp với nhau. Ngoài ra, chị em cũng có thể kết hợp một số biện pháp sau:

3.1. Sử dụng thuốc bổ sung Estrogen trị khô hạn

thuốc trị khô âm đạo
Chị em có thể sử dụng thuốc trị khô âm đạo theo chỉ dẫn.

Có nhiều loại thuốc có chứa Estrogen tổng hợp có thể cải thiện tình trạng khô hạn như Estrogen toàn thân, Estrogen tại chỗ.

Trong trường hợp chị em đang cho con bú cần cân nhắc khi sử dụng bởi chúng có thể ảnh hưởng tới em bé.

Trường hợp đã cai sữa cho trẻ, chị em khi sử dụng thuốc bổ sung Estrogen cần có sự tham khảo của bác sĩ.

Nên dùng với liều thấp nhất và dùng dạng Estrogen tại chỗ. Các loại Estrogen tại chỗ bao gồm:

  • Dạng kem bôi âm đạo chứa Estrogen
  • Vòng đặt âm đạo
  • Viên đặt âm đạo

Estrogen với một lượng nhỏ sẽ được giải phóng trực tiếp vào mô âm đạo, kích thích âm đạo sản xuất dịch nhờn đồng thời cải thiện thành âm đạo, độ đàn hồi của âm đạo, giảm tình trạng khô rát âm đạo.

Trường hợp chị em bị khô hạn dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể sử dụng liệu pháp Estrogen tại chỗ.

Trường hợp cần sử dụng đến liệu pháp Estrogen toàn thân nên tham khảo ý kiến chuyên môn.

3.2. Sử dụng gel bôi trơn để hỗ trợ

Gel bôi trơn và kem dưỡng ẩm âm đạo không chứa hormone và hầu như không có tác dụng phụ toàn thân. Chị em có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp bị khô hạn hoặc dùng để hỗ trợ trong “cuộc yêu”.

Đối với chất bôi trơn có thành phần gốc nước giúp giảm ma sát, khó chịu do khô rát khi quan hệ. Chúng được dùng bôi bên trong âm đạo hoặc trên dương vật khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, các chất bôi trơn tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu bơ đều là những sản phẩm có thể sử dụng để làm chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên các loại bôi trơn gốc dầu này không được khuyến khích sử dụng với bao cao su vì có thể làm hỏng bao cao su, kém hiệu quả trong việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Đối với kem dưỡng ẩm âm đạo có chứa các thành phần axit hyaluronic giúp dưỡng ẩm âm đạo.

Lưu ý không nên dùng kem dưỡng ẩm toàn thân hay dưỡng ẩm da mặt, da tay để giảm khô âm đạo vì chúng có thể gây kích ứng.

Hồi xuân Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường nội tiết – Rực rỡ tuổi xuân

Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

Tìm hiểu thêmMua ngay

3.3. Áp dụng bài tập Kegel giảm khô âm đạo

Thực hiện các bài tập về cơ sản chậu trong trường hợp chị em bị đau rát khi quan hệ hoặc gặp vấn đề về kích ứng hoặc khô rát có thể làm dịu, thư giãn cơ âm đạo và cải thiện máu lưu thông đến khu vực này, từ đó kích thích và bôi trơn âm đạo.

Bên cạnh đó, bài tập Kegel cũng giúp săn chắc cơ sàn chậu, giúp kiểm soát vấn đề vệ sinh và độ khít của âm đạo, nhất là đối với phụ nữ sau sinh.

Vì vậy, chị em có thể áp dụng bài tập kegel để cải thiện sức mạnh vùng kín cũng như giảm khô hạn.

Cách thực hiện bài tập kegel:

  • Xác định cơ sàn chậu ở nữ bằng cách ngồi thẳng, siết chặt tử cung. Cơ siết tử cung chính là cơ sàn chậu
  • Ngồi thẳng lưng, khoanh chân, tập trung vào cơ sàn chậu
  • Siết chặt cơ sàn chậu trong vòng 10-15 giây
  • Từ từ thả ra
  • Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp, ngày thực hiện 3 hiệp.
bài tập kegel giảm khô âm đạo
Chị em có thể tập bài tập Kegel giảm khô âm đạo sau sinh.

Ngoài bài tập này, bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Nằm thằng dưới sàn sau đó đưa hai chân co lại vuông góc với mặt sàn
  • Từ từ đẩy phần hông lên, sao cho cơ sàn chậu được siết lại
  • Giữ tư thế trong vòng 15 giây sau đó từ từ hạ thấp hông xuống
  • Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp, ngày thực hiện 3 hiệp.

3.4. Hạn chế sử dụng xà phòng thơm

Các loại xà phòng thơm công nghiệp giúp mang lại hương thơm dễ chịu cho bạn nhưng đồng thời chúng có thể gây kích ứng và nhạy cảm, góp phần gây khô âm đạo. Nếu nhận thấy sử dụng các sản phẩm tẩy rửa này gây khô âm đạo nên ngưng sử dụng.

Một số sản phẩm có chứa chất tẩy rửa như:

  • Chất tẩy rửa có mùi thơm nồng hoặc chất làm mềm vải (nước xả) để giặt đồ lót
  • Kem dưỡng da hoặc các sản phẩm có mùi thơm nồng
  • Giấy vệ sinh thơm
  • Xà phòng làm sạch vùng kín

3.5. Hạn chế thụt rửa tránh khô hạn sau sinh

Thụt rửa âm đạo bằng nước hoặc hỗn hợp chất lỏng có thể giảm mùi hôi và làm sạch âm đạo. Tuy nhiên, việc thụt rửa quá nhiều có thể gây bỏng rát, kích ứng, khô hạn.

Theo khuyến cáo của Trường Cao đẳng Sản phụ Hoa Kỳ, chị em không nên sử dụng các sản phẩm thụt rửa bởi âm đạo đã được thiết kế sẵn để duy trì sự cân bằng độ pH lành mạnh. Trong môi trường âm đạo sẽ có vi khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và kích ứng.

Nếu thụt rửa nhiều sẽ khiến:

  • Làm giảm đáng kể vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo
  • Kích thích hại khuẩn sinh sôi dẫn đến nhiễm trùng, kích ứng và các biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Môi trường âm đạo càng bị khô hơn.

3.6. Điều chỉnh các loại thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm hay thuốc hen suyễn có thể gây tác dụng phụ là khô âm đạo. Tuy nhiên chúng cần thiết trong quá trình chữa bệnh.

Vì vậy, khi nhận thấy tác dụng phụ do dùng thuốc, chị em không nên tự ý giảm liều. Hãy tham khảo ý kiến chuyên môn về cách điều trị hoặc cách giảm tác dụng phụ của thuốc.

3.7. Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine

Hạn chế cà phê và đồ uống có cồn
Hạn chế cà phê và đồ uống có cồn

Hút thuốc ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới các mô của cơ thể, trong đó bao gồm âm đạo. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến kích thích tình dục và bôi trơn.

Uống nhiều rượu có thể gây mất nước, trong đó bao gồm mất nước ở các mô âm đạo, lượng dịch nhờn tiết ra ít.

Rượu cũng gây suy nhược hệ thần kinh trung ương khi uống nhiều, do đó, sự kết nối giữa tinh thần và thể chất sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến kích thích bôi trơn âm đạo.

Vì vậy, chị em nên hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu bia, đặc biệt với chị em sau sinh.

3.8. Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để cải thiện tình trạng khô hạn sau sinh, chị em nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng với việc cho con bú cũng như hồi sức sau sinh. Một số loại thực phẩm tốt cho cơ thể như:

Thực phẩm Tác dụng Các loại cụ thể
Nước ép nam việt quất Tăng độ pH âm đạo, giảm kích ứng, chứa nhiều vitamin C, E cân bằng độ ẩm Nam việt quất
Axit béo omega-3 Tăng chất nhờn, giảm khô âm đạo, tăng lưu lượng máu Bí ngô sống, hạt vừng, hạt hướng dương và các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ
Isoflavones Điều chỉnh nồng độ Estrogen khi bị suy giảm Đậu nành, đậu xanh, quả hồ trăn, đậu phộng, táo
Rau lá xanh Bổ sung chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, ngăn ngừa khô âm đạo Cải thìa, cải xoăn, rau bina, cải bẹ, súp lơ
Vitamin A, B, E Thúc đẩy quá trình bôi trơn âm đạo tư nhiên Rau xanh, quả hạch, hạt, chất béo lành mạnh hoặc chất bổ sung
Khoai lang Chứa beta caroten và vitamin A giúp bảo vệ thành tử cung, tăng cường mô cơ âm đạo, bình thường hóa nồng độ Estrogen
Probiotic Duy trì độ pH âm đạo và bổ sung lợi khuẩn Sữa chua, thực phẩm lên men như kim chi, kombucha
Nước Tăng độ ẩm âm đạo, giảm kích ứng

3.9. Hoạt động tình dục khoa học cải thiện khô hạn sau sinh

Việc quan hệ tình dục đúng cách cũng là phương pháp cải thiện tình trạng khô hạn sau sinh hiệu quả. Hoạt động tình dục sẽ kích thích lưu lượng máu đến các mô âm đạo, từ đó kích thích tăng dịch nhờn.

Nên chú ý nhiều hơn đến màn dạo đầu và kích thích trước khi quan hệ có thể khắc phục chứng khô âm đạo và giúp “cuộc yêu” trở nên thú vị hơn. Khi bắt đầu quan hệ nên nhẹ nhàng và từ từ để các tuyến Bartholin có thời gian để sản xuất chất bôi trơn tự nhiên.

3.10. Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ

khám phụ khoa định kỳ
Nên thăm khám phụ khoa định kỳ.

Một điều rất ít chị em quan tâm chính là việc thăm khám và kiểm tra sức khỏe vùng kín. Hiện nay rất nhiều chị em còn ngần ngại chuyện thăm khám sức khỏe của “cô bé”. Tuy nhiên, việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp chị em tầm soát các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, giúp chị em chăm sóc sức khỏe ổn định hơn.

Các bác sĩ có thể tiến hành thăm khám theo các bước như:

  • Khám bên ngoài
  • Khám âm đạo
  • Khám tử cung
  • Xét nghiệm dịch âm đạo
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (trong trường hợp nghi ngờ)

Bên cạnh đó, việc thăm khám còn giúp chị em tầm soát các nguy cơ ung thư cổ tử cung hoặc có chứa virus gây ung thư cổ tử cung hay không.

4. Lưu ý từ chuyên gia khi bị khô hạn sau sinh

Phụ nữ bị khô hạn sau sinh là điều không thể tránh khỏi, nhưng có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng này.

Do vậy, chị em không nên ngần ngại, né tránh, hãy chủ động chia sẻ vấn đề với bạn đời hoặc các bác sĩ, dược sĩ, người có kiến thức chuyên môn.

Đồng thời, chị em nên chủ động:

  • Bảo vệ sức khỏe tổng thể
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngăn ngừa kích ứng âm đạo
  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Đảm bảo tình trạng sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh lý như nhiễm trùng nấm men, Vaginosis do vi khuẩn, bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Nên thăm khám nếu khô âm đạo trong thời gian dài
  • Thăm khám nếu gặp phải bất thường như chảy máu âm đạo, có dịch tiết bất thường…

Trên đây là một số thông tin về tình trạng phụ nữ bị khô hạn sau sinh, nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 446699 để được tư vấn và giải đáp.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cáu gắt khó chịu tiền mãn kinh – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

“Gần đây tôi thấy người hay cáu gắt khó chịu, hay nổi nóng vô cớ. Lên mạng tìm hiểu được…

Lộc nhung vì sao được gọi là “thượng dược” trong Y học cổ truyền?

Trong Y học cổ truyền, Lộc nhung là một trong 4 danh dược quý hiếm, thời xa xưa chỉ dành…

TOP 14 thực phẩm tăng ham muốn cho nữ giới – Có thể bạn chưa biết

Giảm ham muốn, lãnh cảm tình dục ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 18-59. Dưới đây…

Nám da, sạm da, khô da – Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Sở hữu làn da căng bóng, trắng sáng là niềm mơ ước của tất cả chị em phụ nữ. Tuy…

Bốc hỏa, đổ mồ hôi, hồi hộp tiền mãn kinh – Giải pháp nào hiệu quả?

Theo quy luật tự nhiên, khi bước vào tuổi trung niên, nữ giới phải đối mặt với nhiều vấn đề…

Mẹo chữa khô âm đạo tại nhà – Bật mí 9 cách giúp giảm nhanh khô hạn

“Gần đây, đời sống chăn gối của vợ chồng tôi không còn mặn nồng như trước, nguyên nhân chủ yếu…

0343446699
popupn Background